Đi mua trí nhớ
!!!
Ta nghe người đi mua trí nhớ
Dạm hộ ta một chút nắng hồng
Để ta mang tặng bạn t́nh chung
Bôi lên má hồng ngày em xuất giá
Người bảo ta ... đi t́m tuổi ngọc
Chia cho ta một chút học tṛ
Để c̣n nghe hương thơm sách vở
Để c̣n thèm một chút mộng mơ
Người nói thèm nghe tiếng Cô Thầy
Xin nhắn dùm ta với gió mây
Mua chút thời gian mà điểm lại
Mái đầu bạc trắng tuổi thơ ngây
Người dạo t́m mua những nụ cười
C̣n ta xin một chút thảnh thơi
Để t́m ôn lại câu chuyện cũ
Thương mến làm sao những tiếng cười
Người cũng khát khao dĩ văng ư
Đôi khi cũng đọc lại lá thử
Manh giấy màu phai cùng năm tháng
T́nh nồng c̣n sưởi ấm tâm tử
TN
Có ai bán trí nhớ không?
Bao nhiêu tôi cũng mua!
Tôi kể chuyện này qua trí nhớ mù
mờ nên mức độ chính xác cũng không rơ rệt. Ba mươi mấy năm rồi. Da
mặt c̣n xếp ly, trán c̣n nhăn, trí nhớ chắc cũng méo mó theo thời
gian.
Lâu quá rồi. Năm tôi học lớp 9
hay lớp 10, cũng không nhớ rơ. Có điều chắc chắn là không phảI năm
tôi học lớp 11 (niên khóa 1974 - 1975). V́ nhà trường không làm
báo Xuân 1975 do t́nh h́nh thời sự biến động. Năm 1974, gần Tết,
trường chỉ tổ chức thi bích báo (Lớp Hoàng Thu đạt giải nhất, lớp
Minh Chí đạt giải nh́. Cũng phải khoe thành tích chứ, bây giờ
không nói ra th́ đâu có dịp nào để nói).
Học sinh mà, gần Tết, náo nức
lắm. Cái không khí phấn khởi này hiện diện khắp trường, khắp lớp,
man mác đến cả cỏ cây, hoa bướm. Gần Tết, đứa nào c̣n lo học, thầy
cô vào lớp cũng dễ dăi hơn, kể chuyện nhiều hơn, thư giăn nhiều
hơn. Ai mà làm khó được cái đám học tṛ này, chúng nó luôn t́m đủ
mọi cách để khỏi học. Cái cách dễ nhất, vui nhất là đi bán báo
Xuân của trường.
Năm đó, đoàn học sinh bán báo
chúng tôi, (xin lỗi, có bao nhiêu người cũng không nhớ nữa) thành
phần gồm mấy đứa con trai lớp tôi và đặc biệt là có mấy chị lớp
11, lớp 12 dẫn đầu. Tôi chỉ nhớ là có Nguyễn Văn Hùng, cây văn
nghệ lớp, (h́nh như sau này là nhạc sĩ nổi tiếng, tôi có thấy lên
TV dự game show th́ phải, thấy hơi quen quen, không dám chắc). Các
chị th́ tôi hoàn toàn không nhớ tên. Ai có tham gia đoàn bán báo
này mà c̣n sống, đọc được bài viết này, xin lên tiếng, trước hết
là để mừng mừng tủi tủi nhận nhau, thứ đến góp thêm cho tṛn chi
tiết câu chuyện, nếu có sai th́ sửa lại cho đúng, có nhiều khi trí
nhớ tự lừa gạt ḿnh, nhớ quàng nhớ xiên rồi cho là đúng.
Trời gần Tết, nắng vàng quay
quắt. Sáng hơi se lạnh nhưng đến trưa th́ nắng chan chan, nóng như
thiêu đốt, cứ thế mà chúng tôi đội nắng ra đi, đằng trước là cái
mặt hớn hở và ḷng nhiệt t́nh, đằng sau là một xấp báo Xuân.
Ngày đầu tiên, đến các trường
h́nh như là Trưng Vương, Vơ Trường Toản, Petrus Kư th́ phải. Kiên
nhẫn liên hệ xin vào, đợi hơi lâu và được vào lớp bán. Các chị nói
vài câu giới thiệu về trường, về tờ báo Xuân. Mấy anh học sinh lớp
12 gặp mấy chị cứ trố mắt ra nh́n, chọc ghẹo nhiều hơn mua. Bọn
con trai chúng tôi th́ khoẻ hơn, chỉ có nhiệm vụ phát báo ra, thu
báo về, tiền bạc th́ có mấy chị lo thu tiền, thối tiền. Mới đầu
c̣n lóng ngóng, vụng về và mắc cỡ, sau quen dần, cứ làm thuần thục
như cái máy. Đa số các bạn xem nhiều hơn mua. Có chỗ, ḿnh vừa
phát báo tới th́ bạn đưa ra tờ báo Xuân giống hệt, té ra có đoàn
khác ghé qua sớm hơn ḿnh. Hết buổi sáng, kiểm lại, chỉ bán được
khoảng 30 cuốn báo, mất hết 5 cuốn, không biết lư do v́ sao. Có
chị mệt quá, bị xỉu, phải kiếm chỗ nằm nghĩ gần nữa tiếng mới khoẻ
lại. Đến chiều, mạnh ai về nhà nấy, không ghé trường, mặt ai nấy
cũng ỉu x́u, thấm mệt.
Vậy đó mà sáng sớm hôm sau, mới
7 giờ rưỡi đă tụ họp đủ mặt, lại lên đường đến các trường. Lại
quảng cáo, lại phát báo ra, thu báo vào. Lại một chút buồn v́ bán
được ít quá, chỉ hơn hôm đầu vài cuốn.
Ngày thứ ba, đổi hướng. Không
quanh quẩn Sài G̣n nữa, cả bọn kéo nhau lên phi trường Biên Ḥa.
Dọc đường đi, nắng vàng hực hở. Lần này th́ trúng mối rồi, phe nhà
gặp phe ta. H́nh như là chúng tôi đă đến Bộ tư lệnh Quân đoàn III
th́ phải. Chúng tôi được các anh hướng dẫn đi ḷng ṿng nhiều chỗ,
măi đến trưa. Các anh ân cần tiếp đón, c̣n đăi ăn cơm câu lạc bộ.
Đưa lên xe Jeep, chở ra phi trường xem máy bay phản lực mới rồi
đưa về nghỉ trưa trong pḥng máy lạnh. Các chị ḿnh tha hồ lên
hương, được mấy anh phi công, mấy anh quân nhạc ga lăng, chiều
chuộng quá. Đầu giờ chiều, các anh hướng dẫn đi các pḥng ban bán
báo, tôi không biết bán được bao nhiêu, chỉ biết là đống báo mang
theo đă được mua hết. Chiều này về sớm, đoàn bán báo tăng thêm
quân số, các anh ban nhạc Quân đoàn ưu ái hộ tống đoàn về tới Sài
G̣n. Sau khi chia tay, các anh lại rũ mai lên nữa. Hôm nay, đi bán
báo giống hệt như đi chơi, vui hết biết.
Ngày thứ tư, ghé trường lấy thêm
báo, mới 9 giờ, đoàn đă có mặt ở Biên Ḥa. Sau khi ăn sáng, các
anh dẫn đi bán báo. Chỉ bán đượt ít cuốn. Đoàn được các anh chở đi
đến quân trường. (lại quên không nhớ nổi tên quân trường).
Giữa trưa, cái nắng như đổ lửa,
có trại chúng tôi đến, một số tân binh đang phải ở trần hít đất
trên cát, có lẽ đang bị phạt. Có trại đang ăn cơm, hàng trăm người
im lặng ăn cơm, không nghe ai nói chuyện với ai, thật là cái kỷ
luật tuyệt đối, nặng nề.
Khi ăn cơm xong, các anh tân
binh được nghỉ chốc lát để chúng tôi giới thiệu báo Xuân của
trường. Thật bất ngờ, các anh tân binh chạy ù về trại, chỉ c̣n vài
người ở lại với bọn tôi. Mươi phút sau, các anh tân binh chạy ra,
mỗi người giành lấy một cuốn báo. Các anh ra bộ chăm chú xem, thật
ra là ngó quanh ngó quất, rồi dúi vào tay chúng tôi những tờ giấy
viết vội, năn nỉ chúng tôi gửi giùm đến gia đ́nh theo địa chỉ đă
ghi trong thư hoặc gửi bưu điện cũng được. Tết này, phải cắm trại
100%, các anh tân binh không được phép về nhà, mong gia đ́nh lên
thăm. Báo bán hết, bọn tôi nhận ngoài tiền mua báo c̣n thêm đầy
túi quần thư của các anh tân binh gửi về nhà.
Về đến Quân đoàn, các anh ban
nhạc Quân đoàn dẫn về pḥng, đăi một chầu ca nhạc. Mấy chị gái,
mấy em trai QGNT chúng tôi cũng cao hứng trổ hết tài văn nghệ. Từ
đàn đến ca, từ nhạc nội đến nhạc ngoại, thổi kèn, chơi trống đủ cả...Ôi
thật là hào hứng và ấn tượng, nhớ măi đến già! Chiều về, vẫn có
người kèm đưa các chị về. Đường dài như ngắn lại. Gần Tết quá rồi,
chỉ c̣n năm ngày nữa.
Những buổi chiều sau đó, ai c̣n
đón đưa ai, ai thành chồng thành vợ, ai góa bụa thân gầy...
Thôi, tôi không thèm mua trí nhớ
nữa. Nhớ làm chi, chỉ gợi thêm buồn.
Minh Chí