Trở Lại Nhật 2008

21 năm trước, tôi đi Nhật vào lúc thằng con thứ mới bắt đầu biết ḅ, miệng rớt răi tùm lum... Lần này được Gs Kiso mời sang... chơi 1 tháng tại Kyoto th́ thằng nhỏ đă được 2 tuổi lính, đang đóng quân tại tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc tại Naqoura, Lebanon...


14/11, tôi ra sân bay Charles de Gaulle, lên tàu Lufthansa quá cảnh Frankfurt, 12 tiếng sau là tới Kansai Intl, sân bay quốc tế của Osaka. Tàu cất cánh trễ từ Paris, tới Frankfurt càng trễ thêm, tới Nhật thay v́ 8 giờ theo lịch tŕnh th́ măi tới 11g tôi mới ngửi thấy mùi sushi của Osaka!


Kyoto nằm cách Osaka khoảng 60 cây số, cóc có phi trường nên phải xài ké đồ của ông hàng xóm. Sân bay Kansai nằm cách Osaka khá xa, kết quả là lục đục xách xe lửa chạy từ đó tới Kyoto, đổi tàu 2 lần, mất hơn 2 tiếng đồng hồ...


Tôi được sắp đặt cho ngụ trong một căn pḥng kiểu dành cho sinh viên, đầy đủ tiện nghi tối thiểu, rất tiện lợi v́ nằm sát cạnh Đại Học Dược Kyoto, Kyoto Pharmeutical University, nơi mà tôi sẽ nằm vùng, dọ thám trong thời gian 1 tháng trường...

 

Sở chỉ lo chỗ trú ngụ thôi, kỳ dư phải tự liệu lấy thân, nhất là chuyện ăn uống, du ngoạn, quà cáp... Lần trước ở Nhật không có ấn tượng đẹp về khâu ẩm thực của dân Nhật là mấy nên tôi đă thủ sẵn 1 chai nước mắm nhỏ, pḥng xa :-)!


Tiếng tăm mù tịt, nếp sống của dân bản xứ tôi cũng mù tăm, cho nên mấy bữa đầu hơi lận đận lao đao, nhưng rồi mọi sự cũng đâu vào đó, tạm ổn!


Kyoto lúc này đă vào Thu, khí trời khá lạnh, cây cối vàng ối khắp nơi!


Mấy bữa đầu kẹt trăm thứ ngàn việc ba lăng nhăng, nay mới ngồi dăm phút trước bàn phím để gơ đôi ba chuyện bá láp gửi đến chia sẻ đây.


WE vừa rồi, lần đầu tiên tôi ḅ ra trung tâm Kyoto thăm ḍ dân t́nh. Chỉ đi vào WE được thôi, trong tuần sáng cuốc bộ ra sở, trưa xực phàn ngoài căng tin, tối trên đường hồi gia (?), tạt vào chợ xách chút rau thịt về loay hoay lo cơm nước là đă hết ngày!

 

Ở nhà có vợ lo hết mọi đàng, sướng quen rồi cho nên lúc này thấy sao ḿnh quá dở, thoắt cái đă bay nguyên buổi tối mà chẳng thấy làm nên tích sự ǵ! Về chuyện cơm tối, như đă nói, kinh nghiệm ngày xưa cho biết cơm Nhật hơi ẹ, nhạt nheo cho nên tôi đă quyết định trước khi lên đường là sẽ tự nấu ăn lấy hễ hoàn cảnh cho phép, cho nên bà xă có nhét trong va ly một chai nước mắm nhỏ, đủ ăn cho một tháng?


Nhà nằm ngoài ngoại ô, các quán ăn chỉ thấy ghi rặt tiếng bản xứ, ṃ không ra, tôi th́ cũng chẳng thích ra ngoài nhà ban tối, thôi th́ cứ coi việc làm bếp như là một cách giết th́ giờ vậy! Với lại ṃ vào bếp cũng là dịp để nhớ đến vợ, đến Mẹ, đến cái thời sinh viên một ḿnh cu ky phải tự liệu lấy thân. Hồi nhỏ tôi thường bám bên váy Mẹ, cả những lúc Mẹ làm bếp, chờ Mẹ sai vặt, nhờ đó c̣n nhớ chút chút cho nên cũng đỡ đói cơm ta hồi mới sang Tây!


Bên này, hồi hôm làm một nồi thịt kho, đổi vị nên ăn thấy ngon quá xá! Có điều căn pḥng thối um suốt bữa đó, cũng may là hàng xóm láng giềng chẳng thấy ai gơ cửa khiếu nại!


Từ nhà tôi (ngoài ngoại ô Yamashina, cách trường đại học không tới 500m) muốn vào trung tâm Kyoto phải đi bộ ra trạm tàu điện ngầm Yamashina, mất khoảng 15 phút, sau 3, 4 trạm, 15 phút nữa là tới! Ở đây đường xá nhỏ hẹp, nhà cửa chi chít, người đi bộ, kẻ đạp xe chen lấn xe hơi. Xe buưt, tàu điện ngầm, xe lửa là những phương tiện giao thông phổ thông.


Kyoto nguyên là cố đô của Nhật cho nên đền chùa cả đống, tôi mới tạt vào mỗi một cái - Yasaka Shrine - nằm trên một khu phố chính, khách thập phương tấp nập, trong khuôn viên đền có hàng quán bán đủ thứ thực phẩm ăn uống, nấu nướng thơm lừng, không khí rất vui nhộn chẳng có ǵ là trang nghiêm, ngoại trừ khu vực trưng tượng Phật...


Nước Nhật cũng nổi tiếng về những lâu đài cổ; riêng Kyoto th́ có Nijo Castle, vào thăm thú để có chút khái niệm về đời sống hàng ngày của các lănh chúa shogun ngày xưa, thật là thú vị!
Kyoto cũng nổi tiếng về khu phố Gion, nguyên là xóm geisha thời xưa, với một con đường hai bên cây cối xanh ŕ hoặc vàng ối chạy dọc theo con sông chính rất ư là t́nh tứ thơ mô.ng.

 

Tối đến, con đường này âm u mờ mờ ảo ảo, đây đó các cặp nam nữ nắm tay nhau tản bộ: khu ăn chơi của ngày nao bây giờ đă trở thành chốn dạo chơi của khách nhàn du.


Nhật cũng nổi tiếng về những cái bồn cầu độc đáo tiện nghi bậc nhất; tôi để ư ṃ t́m nhưng nỏ thấy cái nào mặc dù đâu đâu cũng thấy nhan nhản nhà cầu công cộng (chưa bao giờ thấy nhiều toilets như xứ này: metro, đền đài, đường xá... chẳng nơi nào thiếu, nghĩ thật tội cho ông Tây bà Đầm! Hay là dân Nhật tè ị nhiều hơn Tây!?!

 

Trên bản đồ thấy ghi Kyoto International Manga Museum, tôi ṭ ṃ mua vé vào xem... Sách h́nh chất cả đống, có cả manga Việt, Thái Lan... Không hảo lắm cho nên tôi chỉ dượt sơ qua rồi t́m toilet xả bầu tâm sự, nhờ đó mới có duyên may xài toa lét Made in Japan với một dọc nút xanh đỏ tím vàng: bồn cầu được sưởi ấm, có nút chỉnh nhiệt độ, có thêm cái nút khác tăng nồng độ thuốc khử mùi!

 

Xong phận sự, bấm một cái nút khác nữa là có một tia nước ấm xịt đúng vào... hậu môn; mấy giây đầu c̣n lạ nên nó làm nhồn nhột thế nào ấy! Chỉnh nút th́ tia nước xịt mạnh hơn, nước ấm hơn; tôi cố ư nhích bàn tọa, tia nước liền chạy theo rất chuẩn đích, thật tài t́nh! Nếu có người rúc trong đó cầm ṿi xịt chắc cũng không thể nào chuẩn hơn!


Cái toa lét này làm tôi hả hê, v́ có cảm giác rất sạch sẽ ở nơi đó... Tốn 1.000 Yens (khoảng 8 Ơ) vào xem ba cái manga ba lăng nhăng chẳng ra ǵ, nhưng được thưởng thức cái toa lét này để rộng bề kiến thức kể cũng đáng đồng tiền bát gạo!


Tôi chợt nhớ đến một câu chuyện toa lét đặc biệt, nguyên bản Pháp ngữ, đă được chuyển sang tiếng Việt như sau:


Trên chiếc Airbus A380 hiện đại , một ông khách đẩy cửa nhà cầu vào thả bầu tâm sự! Xong việc, ông với tay t́m cuộn giấy th́ thấy một dọc 4 cái nút xanh tím vàng đỏ. Ông ta định thần nh́n kỹ th́ thấy dưới cái nút xanh có ghi hai chữ NL. Ông ṭ ṃ bấm thử th́ có một tia nước mát từ dưới bắn thẳng lên đúng ngay chỗ hiểm làm ông giật bắn người!

 

Tiếp đó ông quay sang bấm nút màu tím mang hai chữ NN th́ phựt một cái nước nóng xịt ra làm ông "À" lên một tiếng sảng khoái! Ông bấm nút thứ ba màu vàng có hai chữ SK th́ liền tức th́ có một luồng hơi nóng thổi phù phù, chẳng mấy chốc là bàn tọa ông khô queo! Lúc này ông đă hiểu ra chân lư NL = nước lạnh, NN = nước nóng, SK = sấy khô; nhưng c̣n cái nút màu đỏ, tại sao nó lại bự tổ chảng khác hẳn mấy cái kia, đă thế c̣n mang hàng chữ dài ngoằng TBVSTD? Đầu đặt câu hỏi, c̣n tay th́ ông giơ ra bấm nút cái bụp...


Câu chuyện tiếp tục trong nhà thương. Ông khách choàng tỉnh, hết hồn khi thấy ḿnh nằm trên giường bệnh nhân. Cảm thấy hơi đau đau nhức nhức, ông nh́n xuống th́ thấy ...ha. bộ được băng kín mít!


Ông bấm chuông gọi y tá để hỏi cho ra lẽ:
- Tại sao tôi lại nằm đây?
- Ông bị bất tỉnh trên phi cơ, may mà có người báo động!
- Sao tôi lại bất tỉnh, tôi nhớ là tôi đang đi toa lét, bấm nút xả xong là chẳng c̣n biết trời trăng ǵ nữa!
Cô y tá nhe răng cười:
- Ông thấy cái lọ nằm cạnh ông đó không, nó đựng "chim" ông đó! Tiếp viên cho biết ông vào nhầm toa lét đàn bà, lại táy máy nghịch mấy cái nút nên mới xảy ra "sự cố"!
- Sự cố ǵ?
- Ông ơi, cái nút màu đỏ TBVSTD có nghĩa là "Tháo Băng Vệ Sinh Tự Động" !!!
Ha ha ha!!! có đi A380 đừng có vào nhầm toa lét phụ nữ nha !!!

Tiếp theo đây, xin bắt chước mời một cốc cà phê đen Nestlé Made in France nhé! Hai tuần đă qua, mấy bữa rày uống rặt chè xanh của Nhật, khá ngon nhưng vẫn thấy thiêu thiếu cái ǵ ấy nên hôm qua tôi ḅ ra phố lùng cà phê Tây! Trời chẳng phụ ḷng người, chỉ lối dẫn đường dắt tay tôi tới đúng cái chợ không mấy xa nhà, ngay boong cái quầy bày đủ thứ hàng ngoại, từ phó mát tới nước khoáng và cà phê Tây!


Bây giờ là 8h30 tối thứ Ba Dec 2nd, c̣n đúng 14 ngày, 2 tuần nữa đă phải trở về, tính ra th́ c̣n khá nhiều thời gian, nhưng thực tế th́ cũng chẳng c̣n bao nhiêu nếu trừ đi các khoản công việc ngoài sở, tối về soạn bài, ăn ị, tắm giặt...

 

Cuối tuần rồi, chưa quen nước c̣n lạ cái, tôi lần ṃ hỏi thăm đường lối vào trung tâm Kyoto, đi ṃn mất 2 ly đế giày mà tham quan chẳng được bao nhiêu, lại c̣n lạc lên lạc xuống, nhưng tới hôm kia chủ nhật th́ kể như là đă khá nhuyễn đường đi nước bước, xê dịch có tự tin hơn chút ít! Nói chung th́ cũng chẳng đến nỗi phức tạp ǵ cho lắm: Kyoto có 2 tuyến subway Đông Tây (Tozai Line) và Nam Bắc (Karasuma Line) nối liền các quận thuộc ngoại ô (như Yamashina chỗ anh ở) với trung tâm. Hầu như trạm nào cũng được nối với những nhà ga lớn nhỏ của các công ty xe lửa. Nếu bên Tây chỉ có mỗi công ty hỏa xa nhà nước SNCF duy nhất độc chiếm thị trường th́ bên Nhật này có ít nhất 4 công ty tư nhân: JR (Japan Railways), Keihan, Hankyu, Keishin...

 

 Theo mấy anh đồng nghiệp mắt ti hí kể lại th́ hồi đó công ty JR của nhà nước thua lỗ kinh niên v́ chất lượng kém, nhân viên ỷ phận công chức, làm ăn èo uột, thậm chí c̣n... đ́nh công cho nên chính phủ đă quyết định tư hữu hóa toàn bộ mạng lưới hỏa xa, từ đó mới nảy sinh những công ty nói trên, không kể một số hăng khác ở tầm mức địa phương!


Xứ Nhật đất hẹp dân đông, mỗi gang tấc đất đai được trưng dụng tới bến nên nhà cửa san sát, đi từ ngoại ô vào phố hầu như chẳng có khoảng trống nào, chẳng hề thấy bảng chỉ ranh giới như bên Tây!


Đặc biệt Kyoto, nguyên là một thành phố cổ xưa, có rất nhiều ngơ hẻm... Gọi là ngơ cho oai chớ chính xác hơn phải dùng chữ "ngách": đó là những lối đi "cực kỳ" hẹp, chỉ đủ cho 2 người đi lọt, chiều tối đến là âm u, không có trăng chiếu th́ kể như là chẳng nh́n thấy lối đi, lỡ có chạm trán anh nhọ nồi không cười nào đó đi ngược chiều là nắm chắc đụng chạm!


Người nào mà biết những cái ngơ ngách này th́ lời to: cụ thể là thông thường từ nhà ra ga xe điện, căn cứ trên bản đồ chỉ dẫn tôi men theo đường cái mà đi, mất khoảng 15 phút cuốc bộ, từ khi đánh liều theo chân một vài khách bộ hành có vẻ thạo ngách ngơ th́ chỉ cần 7, 8 phút là tới! Tương tự, lúc đầu ra ngôi chợ gần nhà nhất cũng khoảng 15 phút, nay dùng đường tắt th́ không đầy 5 phút đă tới nơi; thật la sung sướng cho cái thằng tôi, nhất là lúc về, khi mà tay phải xách nách phải mang...


Hôm kia chủ nhật, tôi dành trọn ngày đi tảo thanh Kyoto; tới trạm Yamashina trên tuyến Tozai Line vào khoảng 11g, theo lời chỉ dẫn của một anh đồng nghiệp ti hí, thay v́ ḅ ra giàn máy bán vé tự động tôi hiên ngang ḅ tới ông Nhật canh cửa mặc đồng phục hô: "Subway nori hodai, kudasai"...

 

Nơi đây phải mở ngoặc: lệ phí tàu điện ngầm tùy theo gần xa, giá cả giao động từ 150 đến 350 Yens ǵ đó, bảng giá được ghi rơ trên những cái máy bán vé tự động đặt thành hàng san sát nhau, chỉ cần nhét xu, bấm nút cái xẹt đúng giá biểu là vé phọt ra! Chẳng có xu th́ cứ xài tiền giấy, máy nuốt trửng và thối tiền ṣng phẳng! Vào trạm phải nhét vé vào cửa soát tự động, ra khỏi trạm lại nhét lần nữa, và lần này th́ th́ máy nuốt luôn! Lỡ có ra nhầm th́ ráng chịu! Mỗi lần ra vào lên xuống tàu điện ngầm như vậy, nếu muốn ḷng ṿng khắp chốn như tôi th́ chỉ có đường... mạt nên tôi chọn vé đặc biệt nguyên ngày gọi là Nori hodai! Đóng dấu ngoặc!


Nghe tôi "đặt hàng ", ông già đứng trong cḥi gác lịch sự cúi đầu chào rồi xổ ra một tràng làm cái thằng giả vờ thành thạo tôi ngẩn ṭ te! Tôi đứng đực mặt ra vài giây rồi ấp úng: "English please!!!", thật là quê mười cục!!!


Tới phiên ông già cục mười quê, ông hỏi thêm vài câu, sau cùng mới rặn được "Only subway?"! Hóa ra ông ngỡ tôi là đồng bào đồng hương, hỏi tôi chỉ sử dụng metro thôi hay là chơi luôn cả đường dây xe lửa nào khác? Như vậy có nghĩa là ḿnh có thể mua vé metro combo nối liền với ga xe lửa nào đó; không phải trường hợp của tôi, việc này để dịp khác tính sau! Tôi "Yes Yes"! cái rụp là được phát ngay một cái thẻ kiểu thẻ nhà băng, giá 600 Yens - 1US$ = 85 Yens? -. Thẻ này ra vào subway thoải mái, lúc ra cửa không bị máy ngốn trôi!...


Chui xuống hầm, nhắm chiều xe chạy, tôi lửng thửng vào sắp hàng, vẻ tự nhiên cứ như một anh Nhật chính hiệu! Dân Nhật quả là trật tự số một, cóc biết chen lấn, vượt mặt là cái quái ǵ, họ kiên nhẫn nối đuôi, từ tốn lên xe, rồi tà tà ngồi... nhắm mắt ngủ!


Từ Yamashina, tôi lướt về miền... Tây, ngang qua Misasagi, Keage, Higashiyama; Sanjo Keihan, Kyoto Kiyakusho-mae tới trạm Karasuma Oike chuyển sang tàu xuôi Nam trực chỉ nhà ga chính Kyoto Station. Theo lời quảng cáo ghi trong sách th́ ga này có một lối kiến trúc hiện đại đặc biệt rất đáng xem, nhưng có lẽ v́ dốt, tôi không biết thưởng thức đến nơi đến chốn, chỉ nh́n sơ mấy tầng lầu bằng kính, bằng thép rồi kịt mũi chuồn ra Kyoto Tower gần đó xem xét t́nh h́nh (v́ thấy người ra người vào tấp nập). Dự trù leo lên tít ngọn tháp này để ngắm cùng khắp Kyoto, nhưng rốt cuộc tôi lại bị lôi cuốn bởi các tiệm hàng ngay dưới chân căn nhà lầu này.


Tiệm bày bán đủ thứ, nhiều nhất là các sản phẩm thủ công đủ màu đủ sắc hằm bà lằng, thứ ǵ cũng xinh, cũng đẹp, đương nhiên là có cả búp bê Nhật, kiếm Nhật, kimono Nhật... Mỗi quầy có một cô hàng trấn giữ, khách tới là niềm nở "Irashaimashe" (welcome) tùm lum, rất chi là thương măi! Ngắm nghía đảo hết một hồi, tôi chỉ tay năm ngón chọn vài thứ làm quà cho vợ nhà, thế là cô hàng lơn tơn chạy tới, cúi gập lưng chào, nhẹ nhàng đỡ lấy rồi ...biến mất sau quầy hàng sau khi lí nhí vài câu vớ vẩn ǵ đó, để mặc tôi đứng ngẩn ṭ te!


Đứng xớ rớ một hồi, hai tay thừa thăi, tôi chơi đầu vào thăm ḍ động tĩnh th́ ô ḱa! té ra cô hàng đang lúi húi tỉ mỉ gói từng món hàng một! Mẹ ơi, mua 5 thứ hàng mà cô gói kỹ từng thứ th́ có ai mà đủ kiên nhẫn đứng chờ ngoài mấy thằng dư thời giờ như tôi?!? Nhưng rồi th́ cô hàng cũng toét miệng cười, vừa trao hàng vừa xổ ra một tràng...

 

Người đẹp sao mà... khốn lịn thế không biết nữa, từ lúc đầu ḿnh cố ư đóng vai khách... sành điệu, chỉ ung dung ừ hử xài Lục Mạch Thần Kiếm, mọi việc đều xuông sẻ thế mà tới lúc cuối nàng lại phát cho cả tràng lí la lí lô làm ḿnh ngẩn củ kiệu, phải tung đ̣n cố hữu "English Please"...

 

 Đến phiên cô hàng lính quưnh, lí nhí trong miệng: "Chotto mate!!!" (chờ chút xíu!) rồi xách nguyên một máy tính cầm tay ch́a ra cho xem một con số rồi giơ ra mấy cái túi giấy lớn nhỏ... Hóa ra cô nàng thông báo chuyện tiền bạc và hỏi ḿnh cần túi nhỏ hay túi bự!!! Thôi đành gật đầu đại, túi nào cũng xong! Cô hàng vui vẻ, tiếp thêm: "Wherẻ"... ư hỏi tôi từ đâu tới. Nghe tôi trả lời "France", cô trợn tṛn mắt, ồ lên một tiếng "Paris!" rồi... nhét vào túi quà một chiếc khăn bằng tơ Nhật, bảo rằng: "Gift". H́ h́, ra ngơ gặp gái Nhật dễ thương, thật là hên quá xá!


Trung tâm Kyoto có hai ngôi chùa lớn, cách nhà ga chính không xa mấy. Tôi lửng thửng thả bộ dọc theo con đường Karasumađori, ghé thăm ngôi cổ tự Higashihongan- ji! Chùa đen thui, có hai cái cổng chính bự tổ chảng mái cong vút! Trong khuôn viên chùa, khách văng lai thưa thớt: dễ hiểu v́ chùa đang trong thời kỳ trùng tu, sửa chữa, bằng chứng là mấy cái cần cẩu, cam nhông, thợ thiếc lăng xăng lít xít qua lại... Theo chân vài Phật tử Nhật, tôi tháo giày chui vào chánh điện quỳ gối... lễ Phật, bụng cầu xin mẹ con nó và tất cả anh em thân quen được b́nh an...


Rời Higashihongan- ji, tôi trực chỉ hướng Tây, theo Shichijođori để tới chùa Nishihongan- ji, cách đó khoảng 500m (Higashi là Đông, Nishi là Tây, Nam, Bắc cóc có chùa!) Hai ngôi chùa này hầu như y chang nhau, cũng to đùng, bề thế den thui như nhau, và cũng vắng teo như nhau! Kể cũng lạ, nếu tôi nhớ không lầm th́ 20 năm trước tới đây, chúng sinh già trẻ lớn bé văn cảnh chùa nườm nượp như nêm như cối, không hiểu sao hai ngôi đại tự ngày nay lại xuống cấp đến mức này?


Bụng hơi thất vọng, tôi rời chùa chui trở về trạm Kyoto subway tính làm một hơi tới Higashiyama, là một trong những địa điểm tản bộ nức tiếng của Kyoto nhờ cảnh quan rất hữu t́nh, độc đáo (theo lời tán của Jeffrey, một anh đồng nghiệp Gia Nă Đại)! Nửa chừng, bao tử bỗng dưng cồn cào - chuyện b́nh thường, v́ lúc đó đă gần 3 giờ trưa - tôi vọt ra khỏi trạm Karasuma Oike, nhắm một tiệm ăn có vẻ sáng sủa nhào đại dzô! Hóa ra đó là một tiệm kiểu cafeteria chuyên trị Soba, tương tự cháo bánh canh của ta! Lấy mâm xong, vào đứng sắp hàng th́ lại gặp trở ngại xưa như quả đất: nó hỏi, ḿnh ngẩn ṭ te! Lại "English please"!!! Anh đầu bếp răng hô béo ị, mắt ti hí, chắc đă quá quen với "sự cố gaijin (khách ngoại)" nên nhanh nhẩu lôi ra tấm menu có in h́nh các món kèm với chú thích Anh ngữ.

 

Tôi chọn tô soba có chút thịt, medium size (to quá đớp không hết, tô nhỏ th́ sợ không đủ năng lượng để tiếp tục cuốc bộ tới tối), chàng hỏa đầu nhanh tay bốc một nắm soba nhúng nước sôi đổ vào tô rồi... lịch sự "doizo" trao cho khách! Tay nhận lấy tô cháo với mấy sợi bánh canh chèo queo, trên mặt bầy nhầy vài mảnh thịt đen ng̣m, tôi bỗng chột dạ, đực mặt ra nh́n thằng đầu bếp... khốn nạn!

 

Hắn ta nhe răng cười, ra hiệu bảo tôi cứ đàng trước bước.Tôi đẩy mâm đi, phó thác dạ dầy cho số mê.nh. Ngang qua mấy cái khay đựng dăm đồ rán trông khá bắt mắt, tôi chớp một miếng bỏ lên mâm, và rồi th́ tới két tính tiền... Tô cháo khô 490 Yens, miếng quà rán (cóc biết trong đó có cái ǵ!) 110, tổng cộng 600 bạc, khoảng 5 Ơ, rẻ thúi! Nhưng mà ăn nàm thao, uống thế nào đây? Trương mắt nh́n cô giữ két, hai ngón tay ra dấu kẹp kẹp, tức th́ cô ả đon đả chạy ra dẫn tôi tới một cái quầy riêng biệt, nơi đó có đủ đũa nĩa, cù d́a, có cả thùng trà xanh lạnh, nóng uống mệt nghỉ, và nhất là có phông tên... nước lèo! À ra thế, công việc của anh bếp ngoài kia chỉ là nhúng bánh, khách tự chêm nước dùng nhiều ít tùy hỷ! Hay, quả là một độc chiêu rất tiện lợi! Vừa bấm ṿi nước dùng nóng hổi tôi vừa ngẫm nghĩ đến việc áp dụng phương pháp này cho món phở của dân ta, chắc là có thể được!


Tô cháo làm một loáng là bay, coi vậy mà cũng căng phao câu, mùi vị tạm được, nhưng so với cháo bánh canh của ta th́ kém xa lắm lắm! Riêng mấy miếng thịt th́ quá tệ, chẳng tí mùi vị nào, nhai cao su có lẽ c̣n ngon hơn!


Tôi vỗ bụng rời tiệm với những câu chào cám ơn của tay đầu bếp, chui vào subway bắn thẳng tới Higashiyama! Ḍ bản đồ, tôi tà tà tản bộ dọc theo Higashijođori ngắm cảnh và người, với dự tính đi thám hiểm Yasaka Shrine, ngôi đền shinto nằm ngay trung tâm thành phố mà hôm nọ chỉ được lướt sơ. Khách bộ hành đông như kiến, tôi chẳng chút đắn đo suy nghĩ, đánh liều nhắm mắt đưa chân theo họ!

 

Thấy thiên hạ rẽ trái chui vào cổng một ngôi chùa, tôi cũng tà tà theo đuôi! Không ngờ đó lại là một khu vực rộng lớn với chùa chiền tưng bừng khắp nơi khắp chốn, cứ chốc chốc lại có 1 con lộ, một con hẻm nhỏ, một con dốc cao dẫn đến một mái chùa cao nghệu cong vút! Nơi đây đường xá nhỏ hẹp, lát đá cổ, bề ngang chỉ đủ cho hai anh Mỹ đen béo đi lọt!

 

 Thiện nam tín nữ không hiểu chui đâu ra mà đông như kiến, chen vai thích cánh nhau mà đi! Lâu lâu có vài bóng hồng kimono rực rỡ xuất hiện, mặt trát phấn trắng hếu, trang điểm ḷe loẹt, đi guốc gỗ lộp cộp, thiên hạ tranh nhau đè mấy cô ả maiko này ra chụp ảnh! Hóa ra ngay cả dân bản xứ cũng ít khi thấy các cô diện trang phục truyền thống kiểu geisha này, c̣n các nường mặc kimono b́nh thường th́ có phần phổ biến hơn tư chút...


Tôi đi lang bang vào các ngơ ngách cứ như lạc vào mê hồn trận; trời đă âm u, lác đác chỉ c̣n vài khách bộ hành chắc cũng lạc loài như tôi! Đâu đây có vài ngọn đèn lồng mờ mờ ảo ảo, tôi dừng chân t́m chút ánh sáng chếch lại bản đồ lúc đó mới tá hỏa: ma quỷ đưa đường dẫn lối thế nào mà lại lôi tôi lọt vào Gion, khu thánh địa của khách ăn chơi, nơi hùng cứ của các nường ca kỷ geisha ngày xưa!? Mấy cái đèn lồng treo trước cửa một số căn nhà cho biết đó là các động kín, đôi khi có cả một nường geisha với hai anh Nhật hộ vệ đóng bộ láng coóng đon đả mời khách dzô thư giăn...

 

Có điều lạ là khu vực này chẳng toát ra chút không khí ăn chơi nào cả, chẳng ồn ào tiếng nhạc kích động, cũng chẳng đèn đóm nhấp nháy xanh đỏ tím vàng... Đâu đây khách nhàn du lững thững thư thả dạo mát, nơi đây tôi không có chút cảm giác bất an ninh nào, xứ này thật tuyệt vời! Hôm sau vào sở mới được bà con giảng bài cho hay rằng tại Kyoto cũng như đại đa số các thành phố khác nói riêng và trên toàn nước Nhật nói chung, tỷ lệ phạm pháp rất thấp. Đêm tối phụ nữ đi một ḿnh trên đường vắng là chuyện thường, đàn ông giắt ví tiền ḷi pheo ở túi sau một cách "vô tư". C̣n khu vực Gion th́ trên kia tôi đă có nhắc tới, ngày nay chuyện ăn chơi ca kỹ geisha chỉ là chuyện vang bóng một thời, Gion nay đă biến thành chốn nhàn du của khách bộ hành...


Hai cẳng mỏi nhừ, tôi nhắm hướng subway xách tàu lết về nhà, đúng 8g rưỡi mở khóa cửa là sụm bà chè, lăn quay trên giường!!! Tính ra th́ tôi cuốc bộ xấp xỉ 9 tiếng đồng hồ, thế mà chẳng thấy "tham quan" được bao nhiêu! Kyoto này bự thật!


Thân mến , để kỳ sau tiếp, nếu c̣n sống sót!

Lê Nguyên Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHẠC  VIỆT

Em Còn Nhớ Mùa Xuân

Cho Lần Cuối

Vũng Lầy - Tình Khúc Cho Em

Bèo Dạt Mây Trôi

Tiếng Sáo Thiên Thai

Xuân Này Con Không Về

Ngậm Ngùi

Hoài Thu

Mộng Dưới Hoa

Cây Đàn Bỏ Quên

Lòng Mẹ

Hòn Vọng Phu

Còn Yêu Em Mãi

Tình Xuân

Tình Anh

 


NHẠC ANH MỸ

Angel

Bette Middler - The Rose

Rain and Tears - Demi Rousso

Come and Get It- Badfinger

More Than I Can Say

Another Year Has Gone - Celine Dion

Papa - Paul Anka

 

 

 

 

 

 

 

 

CLASSICAL GUITAR

 Romance- Narcisco Yepes

 Manha de Carnaval - Luiz Bonta

 

 

NHẠC HÒA TẤU

Nocturne - PaulMauriat

Lời Dâng Mẹ - Trần Dũng Tiến

Mozart-- Zaide (Soloist- Danielle Licari)