Trang Nhà quocgianghiatu.com

Thầy trò QGNT viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa khoảng năm 1970

 

 

Mời Các Anh Chị xem một số h́nh các bạn Q75
Viếng Nghĩa Trang Quân Đội ngày Tiết Thanh Minh 04-04-2013

 

QGNT 75 Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 

 

 

 

Tháng tư về ...

Tháng tư về nắng chói miên man
gió cuốn xóay xoay những ngỡ ngàng
chung góp lời ca theo kư ức
héo môi cười dấu những nghi nan

Tháng tư về lại chít khăn tang
"cải tạo" kéo lê những nghiệt oan
biển cả thành mồ- dân vượt biển
tự do! ḍng nước cuốn thân tan...

Tháng tư về chợt nhói niềm đau
"di tản" trong tang tóc u sầu
mấy chục năm rồi chưa hết khổ!
"Người" không khắc khoải những đêm thâu?

"Người" bảo: "Có chi! chỉ viễn vông!
hăy cứ cười vui, bỏ ước mong
chuyện đổi thay cờ- mau đón nhận
những ưu phiền hăy bỏ cho xong!"*

"Không có chi!"(??)... nhưng tôi vẫn chờ!
vẫn nghe trăn trở, viết lời thơ
mong ngày non nước xưa thấy lại
dân chủ, t́nh ngụi ...chẳng phải mơ

Tháng tư...tôi biết, cũng trôi qua
nhưng tiếng khóc than chửa nhạt nḥa
mơ ước năm nào tim vẫn giữ
buổi chào cờ tiếng hát bay xa....

Xin gửi thiết tha tiếng nguyện cầu
trong, ngoài...xin hăy bước cùng nhau
cho nhân quyền, ấm no, dân chủ
trở lại quê xưa ... dứt hận sầu

Minh Phượng

 

Tháng tư...
Ngày đầu tháng tư là ngày của cá
Cứ tưởng mọi điều không phải sự thât
Nhưng mọi chuyện vẫn cứ xảy ra
Nghe tin anh đă mất trong cơn bệnh chiều qua
Và nỗi buồn 30 năm ám ảnh măi quanh ta...

Tháng tư là đầu mùa hạ
Cánh phượng đă bắt đầu đỏ thắm
Nhớ trường xưa và bạn cũ
Nhớ ánh mắt buổi chia tay muà hạ
Bàn tay nắm chăt chút ưu tư thuở đó

Tháng tư cơn mưa đầu muà xối xả
Con đường xưa nuớc ngập bàn chân
Cơn lũ theo về cuốn theo thân phận
Rồi cánh buồm no gió cuốn theo em
Và biết đâu chẳng bao giờ gặp lại

Tháng tư anh về hong bếp lửa
Mong áo em khô v́ ướt sũng chiều mưa
Con đường đó em đi ngày trước
Vết nứt bàn chân anh buớc ngậm ngùi
V́ trong em có nỗi buồn vô tận

Tháng tư nhớ ngày về quê em
Trái ngọt đầu mùa cho anh mát lịm
Ḍng suối mát len vào trong ánh mắt
Thắp sáng lên qủa tinh cầu rực rỡ
Đền ơn em những tháng ngày qua

Tháng tư ngày sao dài măi thế
Buổi tinh mơ đă sáng rực bầu trời
Và chiều đến c̣n chút nắng lê thê
Anh gần em chờ cho trời mau tối
Để chúng ḿnh đốt lửa cháy t́nh yêu

Tháng tư chia số phận của ḿnh
Em ra đi mà không lời từ biệt
Biển mênh mông sóng gió đời em
Vận nước nổi trôi tháng ngày c̣n lại
Tháng tư buồn da diết măi phải không em...
NVH.Q72

CHUYỆN THÁNG TƯ

(Kính dâng tặng các mẹ Q)

"Anh đã thấy mùa xuân trong lòng chị
Tôi đã gặp mùa xuân trong mắt em
Chị hân hoan say đêm dài mộng mị
Em cười vui trong xác pháo bên thềm..."
...
Hai thằng em Q cùng cafe tối với vợ chồng chị, tại nhà hàng "Bốn mùa" nằm sát mép mặt nước biển Nha Trang, vào một ngày tháng tư.

Bất giác, chị nhớ lại quãng thời gian đã qua và kể:
Mẹ chị, ngày goá bụa, chưa tròn 40. Một nách...năm đứa con thơ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Mẹ như một...dũng sĩ thực sự! chiến đấu cật lực với cuộc mưu sinh, để mong đàn con đcái ăn, cái mặc, cái...học hành. Mẹ cứ nơm nớp lo âu, ngày mai...ngày mai nữa, tát biển đông có mình mẹ...mẹ biết làm sao?!

Rồi tháng tư ấy đến, như cuồng phong, mọi hy vọng, mọi nguồn cưu mang...phụt tắt!

Đêm về, đàn con nằm dàn ngang, mẹ giăng mùng xong, chui vào ngồi nhìn ngắm lũ con đang say giấc và...KHÓC TỚI SÁNG!

Lăng Tùng
 

Giọt buồn tháng tư
Năm mươi năm có về thăm trường cũ
C̣n bao nhiêu hơi hướm của ngày xưa!?
Sừng sững lầu cao trong nắng ban trưa
Nay đă khác ... cờ đâu trong gió lộng!!!

Tên đă đổi, chốn nào c̣n trong mộng!
Để giật ḿnh nghe thoảng tiếng Thầy Cô
Vẳng tiếng bạn bè sân bóng cười đùa
Trong góc nhỏ ai đánh chuyền tóc thả

Sao cứ nhắc là trong ḷng thấy lạ
Chợt bồi hồi như c̣n tuổi thiếu niên ...
Giờ học quay ngang, ngó ngửa, chẳng yên
Khúc khích th́ thầm những tṛ "rắn mắt"

Mấy mươi năm, tưởng quên mà vẫn chặt
Vẫn đâu đây trong kư ức mơ hồ ...
Một tháng tư buồn, ḍng lệ cũng khô
Chỉ se thắt con tim ḷng thương nhớ!

              ***

Vâng, vẫn tưởng như ḿnh không c̣n nợ ...
Ḷng chùng buồn nh́n bia mộ không tên ...
Những anh hùng ngang dọc khắp bốn miền
Đem thân xác đắp bồi cho đất nước

Họ nằm đó ḷng không c̣n thua được
Cả chức danh, công trạng cũng phôi pha
Tử sĩ một đời đền đáp Quốc Gia
Trên bia đá, chỉ ngày sinh, lúc chết ...!

Nhưng người ạ, chết không là đă hết
Tên các anh c̣n lưu măi sử xanh ...
Mong ngày mai khi đất nước an lành
Đài Nghĩa Dũng ghi tṛn tên chiến sĩ

TN
04/17/13

 

Nghĩa dũng đài
Vươn lên trên bậc thang mới đắp
Nghĩa dũng đài sừng sững trời cao
Trăm cánh sắt chờ đợi năm nào
Ôm uất nghẹn tháng tư lửa máu

Qua thời gian ố màu tang tóc
Vẫn kiên gan chờ đợi cháu con
Trở về thăm dù nước không c̣n
Thắp nhang trước anh linh tử sĩ

Nắng tháng tư rơi giọt trên đường
Thương tiếc người chiến sĩ "Tiếc thương"
Cùng mộ phần "vô danh" cỏ úa
Nhắc một thời ngang dọc chiến trường
Levanthe NTQĐBH 4/2013

Mời Các Anh Chị xem một số h́nh các bạn Q75
Viếng Nghĩa Trang Quân Đội ngày Tiết Thanh Minh 04-04-2013

 

QGNT 75 Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 

Tháng tư vẫn nhớ ...!
Đă đến mùa mưa rồi đấy ư
Sài G̣n ướt đẫm lệ trang thư
Của người ly xứ, người nhung nhớ
Gió biển thầm th́ chuyện tháng tư ...

Cứ bảo rằng ... quên ... có được không!?
Người đi, kẻ ở, măi chờ mong
Rùng hoang vùi lấp bao xương trắng
Đáy biển thay mồ ai biết không ...!?

Tháng tư, trang sử một màu tang!
Ai viết cho vơi những bẽ bàng
Một phút cúi đầu dâng tưởng niệm
Đôi giây trầm mặc với tâm nhang ...

Nhắc nhau hai chữ viết "đồng bào"
Chua xót trong ḷng biết nói sao!!!
Độc Lập, Tự Do, và Hạnh Phúc ...
Ḥa B́nh, Dân Chủ, thế hay sao???!!!

Người ở đâu năm ấy tháng tư?
Trời Nam vần vũ áng mây mù!
Máu rơi khắp nẻo đường "di tản"
Quên có được sao (?) dễ thế ư!!!???

Tháng tư nào quốc sử sang trang
Ngơ ngẩn ḷng dân những ngỡ ngàng
Người có "vô t́nh" mà chúc tụng ...
Cho tôi gửi góp lệ đôi hàng ...

TN
04/12/13




Tháng tư

Tháng tư ..ḷng lại chít khăn tang
hoài băo, ước mơ ...nghe xốn xang
lệ đổ trên tàu trong gió lạnh
buốt đau khi tiễn biệt cờ vàng

Băm tám năm qua những đổi dời
sóng nào đưa đẩy mảnh bèo trôi
tự do- no ấm - dân là chính (?)
nỗi xót xa làm mặn đắng môi!

Giỗ tổ Hùng Vương tiếng trống vang
chào cờ nghi lễ những lớp lang
hồn nước xưa vàng bay kư ức...
anh linh nay vất vưởng non ngàn...

Những đời phiêu bạt đến nơi đâu
tha thiết trong đêm tiếng nguyện cầu
sông núi ru hời chim quốc khóc
Kinh Kha hề giấc mộng nông sâu...

Hoàng-Trường Sa tiếng vọng trùng dương
thôi thúc tin yêu buổi xuống đường
rồi ngục tù cùm gông tội nghiệt
xiết người mở lối cho quê huơng...

T́m hiểu cội nguồn tự chốn xa
bao năm chứng cứ đă phai nḥa
trong đêm sâu vẫn c̣n hy vọng
thắp lại đuốc tin khắp quê nhà

Cầu mong ngày ngọn lửa Quang Trung
tỏa rạng thêm trang sử hào hùng
già trẻ gái trai cùng đứng dậy
giữ ǵn sông núi Việt: ḷng chung....

Minh Phượng
 

 

Tôi vẫn mơ ...

Tôi vẫn mơ quê ḿnh thay đổi mới

Chỉ mong rằng không súng đạn gươm đao

Quê hương ơi đă bao cuộc tiêu hao

Ta có phải vẫn chung gịng Hồng Lạc?

Đă quá đủ những điêu tàn xao xác

Máu xương chồng cảnh xáo thịt nồi da

Dù Bắc dù Nam chẳng phải chung nhà?

Cùng con cháu vua Hùng thời dựng nước?

Tôi vẫn biết bao đau thương sau trước

Con mất cha và vợ phải xa chồng

Hết binh đao bao kẻ phải lưu vong

Tàn cuộc chiến vẫn c̣n bao tang tóc

Nhưng cứ gẫm trong cuộc đời ô trọc

Nh́n mà thương sao đất tổ quê cha

Bao điêu tàn, khói lửa với can qua

Cũng v́ bởi ḷng tham lam kẻ mạnh!

Tôi măi nhớ ngày mẹ già từ biệt

Cúi ḿnh hôn đất tổ để giă từ

Trời Sài G̣n lúc ấy cũng tháng tư

Mẹ tôi lại thêm một lần bỏ xứ!

Ba mươi tháng tư đă đi vào sử Việt

Buồn hay vui, chỉ ḷng ta hay biết!

Tôi vẫn mong và vẫn mong tha thiết

Những bàn tay xây dựng lại sơn hà

TN

 


Lại một ngày 30-4 đen đau thương sắp đến .

Bài thơ này chỉ là một chút gợi nhớ cho những tâm hồn c̣òn mang nặng nỗi đau, nỗi đau của mỗi lần hè đến với bao kỷ niệm xót xa...Th. T. xin thân tặng tất cả các chị em bạn gái đă từng một thời đi thăm nuôi cha, chồng trong trại " cải tạo " sau ngày 30-4 .

 

HẠ BUỒN

Hạ lại về tháng Sáu,

Cơn mưa buồn giăng giăng...

Từng ngày qua khốn khó,

Anh vẫn hoài xa xăm...!

Lần ra đi, anh bảo :

Chỉ mươi ngày thôi, em

Em mòn hơi vẫn đợi,

Mong : chân cứng, đá mềm ...

Anh đang nằm : "Bệnh xá " ?

Tin giữ đến bất ngờ,

Em sững sờ, tượng đá

Mắt trợn trừng, hư vô !

Em vội vàng gom góp,

Cả sức tàn, cô đơn.

Con thơ tay bồng, dắt,

Đường thăm càng dài hơn...

Anh hình như chiếc bóng,

Thân, dáng gầy xác xơ ...

Vẹo xiêu, chân không vững,

Em nghẹn ngào ngẩn ngơ!!!

Trời mưa Ngâu tháng Bảy

Sao nhập nḥa mắt em ?

Người ngày xưa đâu thấy ,

Để em măi đi tìm ??

Hai mươi phút hạn kỳ,

Sau bao ngày phân ly.

Bàn tay chưa kịp ấm,

Người ở lại, người đi !.

Anh thì thào cúi mặt :

" Em hãy về chăm con.

Đừng mong , và đừng đợi,

Anh, xóa lời sắt son ! "

Anh biết lời nói kia,

Làm đau lòng em không ?

Đời dù bao gian khó,

Em đâu nàn thủy chung !...

Anh mắt buồn, lầm lũi,

Em cúi đầu lệ rơi...

Dù vật dời , sao đổi,

Em vẫn chờ, anh ơi...

* * *

Giờ đây trên xứ người,

Thêm một lần, chia ly...

Lần sau cùng, vĩnh viễn,

Em tiễn một người đi ...!!!

Th. T

 

Đêm nguyệt tàn........

Em còn ngang nhà anh

Nhưng nhà đâu còn nữa

Từ độ ánh trăng thanh

Không còn soi đôi lưá ..

Tháng tư buồn khói lửa

Nhà anh bị chiếm rồi

Rừng xanh anh lầm lũi

Cơi tù ngời âm u ..

Một hai ,ba rồi thu

Trên môi bặt tiếng cuời

Lòng hổ thuơng rạn nứt

Em vội áo hồng tuơi ..

Em còn chiều lễ qua

Đuờng nhà anh chân vội

Khấn giùm thân tù tội ..

Lời quê cầu xót xa

Em còn nghe niềm vuơng

Trên đuờng em đi tới

Xin hô. anh no'i với

Phố giờ trả ngàn huơng .

...

Tháng tư đêm nguyệt tàn

Căm thù nào phôi phai

Ba muơi năm hơn lẻ

Vuờn trầm lên tha ma

Ba mươi năm mù suơng

Nhưng lòng sao vẫn băo

Vẫn nghe từng xác đổ

Đồng đội máu tiếc vuơng

Em còn qua con đuờng

Nói giùm anh quê huơng

Còn bao trong tâm tuởng

Một đời những tiếc thuơng ..

Em còn vang câu ca ..?

Hay chiều hoà mưa thở

Hát giùm anh với với

Tiếng lòng ..bao xo't xa ...

Ba ngày nữa ba muơi

Cỗ bầy những đám người

Việt Nam mừng khói lửa

Cô liêu anh cơi trời

Đêm nay nghe vời vợi

Bao mùa lá rụng rơi

Bao giờ mùa xuân tới

Quê huơng hé môi cuời ...???

.....

..ks..........................

 

 

 

Về Nghĩa Trang Xưa
Đài xưa hoang phế lối xanh rêu
Đỉnh thiêng vùi lấp măi nơi nào?
Tiếng quân rầm rập đêm canh thức
Mơ hồ như sống giữa chiêm bao

Kiếm găy ngang trời mộng dở dang
Trời giăng mây xám khói binh tàn
Hờn chinh chiến cũ buồn trong mắt
Đồi cao tiếng gió vẫn than van

Xưa kia Nhiếp Chính người băm mặt
"Giữa chợ ai người khóc nhận thây" *
Vun nấm mồ xưa tṛn mạch đất
Ḷng con gom góp măi không đầy

Khói vàng bay, hương khói vàng bay
Những hàng mộ chí đă lung lay
Những mồ xiêu dạt hờn oan khuất
Sỏi đá chia ĺa hận cỏ cây

Một lần băi biển hoá nương dâu
Buông gươm bỏ súng hận cơ cầu
Máu hồng loang thấm sâu ḷng đất
Cho cây xanh lá những ngày sau


* Thơ Nguyễn Bính_ Hành Phương Nam
"Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây"


Thầy trò QGNT viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa khoảng năm 1970

 

Tôi viếng Nghĩa Trang Quốc Gia lần đầu cũng là lần cuối vào mùa hè 1970.

Bố tôi mất năm 1963, chôn ở Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, nơi Thầy Trần Bích Lan gọi là Quân Khu 5 trong truyện viết về Trung Đôi Chung Sự của ông. Suốt 7 năm , tôi hằng tuần ngồi sáu chuyến xe lam lên thăm Bố cho mỗi lượt đi về. Năm học đệ Tam, Phạm hữu Thành có chiếc Vélo Solex, hai đứa thường ghé ngang mỗi lần tôi xuống nhà Thành ở Xóm Mới. Bố Thành cũng nằm ở đấy. Chúng tôi thường đến thăm sau khi tan học, đi quanh những hàng mộ mỗi ngày một dày hơn, ngồi nghỉ bên cạnh những ngôi mộ được xây cất khang trang, có giàn hoa giấy che nắng và những cụm uyên ương lẻ bạn màu tím sẫm nằm lẻ loi một cách kiên cường trong cái nắng nóng mùa hè. Có khi hai đứa đứng ngẩn người trước pho tượng Trung Liệt, nh́n ḍng chữ Tổ Quốc Ghi Ơn bắt đầu phai mờ mà đầu óc trống không, không thể h́nh dung được những điều sâu thẳm nằm giữa những hàng chữ được khắc ghi như một định mệnh cho những người trai sinh ra trong khoảng thập niên 20 đến thập niên 50. Có khi hai đứa vào thăm những người lính trở về từ mặt trận trong chiếc quan tài buồn phủ quốc kỳ, trong ḷng nhớ lại những tháng ngày đầu quấn khăn tang, đi theo chiếc xe màu đen và trung đội mở đường chạy qua con đường sỏi đá bụi mù ngoài kia,rồi ngừng lại nơi đó, nơi ḷng đất mở ra và khép lại, nơi thâm t́nh bị hoàn toàn cách chia hai ngả, nơi ấm nồng trở nên lạnh lẽo, nơi những ḍng nước mắt tuôn trào rất tự nhiên dù đă dặn ḷng không thể khóc.

Không nhớ rằng ai đă khởi xướng chuyến đi thăm ngày ấy, chỉ c̣n nhớ khá đông người. Bên nam tôi chỉ c̣n nhớ có Đỗ văn Thái, bên nữ có Nguyễn thị Chai, Nguyễn thị Nhuận, Phạm thị Thôn, có cả chàng Tổng thư kư BĐD Petrus Kư niên học ấy. Về phần giáo sư tôi chỉ c̣n nhớ Thầy Nguyễn Huy Bảo. Chắc là c̣n nhiều người khác, nhưng giờ đành chịu, may ra Đỗ văn Thái c̣n giữ được những ảnh chụp ngày xưa, v́ sau đó Thái có cho tôi hai bức có h́nh tôi, tiếc rằng tôi đă bỏ lại Việt Nam sau chuyến đi vội vă.

Chúng tôi rời trường khoảng 9 ǵờ sáng, đến nghĩa trang khoảng trước sau 10 giờ. Mục tiêu chính là Đền Tử Sĩ, v́ ở đấy vừa mát, có mái che, vừa ở trên cao nh́n bao quát thấy cả toàn khu. Mỗi người đi theo nhóm nhỏ của ḿnh, chụp ảnh kỷ niệm, tôi lang thang một ḿnh theo những bực cấp bước xuống dưới thấp đi về phía những dăy mộ ngay hàng thẳng lối, quét vôi trắng toát, ḷng cảm khái nghĩ ḿnh phải làm một điều ǵ cho xứng đáng với những người đă nằm xuống nơi đây và nhiều nơi khác trên toàn lănh thổ bấy giờ. Bỗng dưng tôi giật ḿnh sửng sốt, bên tai nghe một tiếng nổ thật lớn. Ngơ ngác nh́n quanh, vừa lúc nh́n thấy chiếc nắp đỉnh bằng bê tông bật tung lên và rơi xuống trở về chỗ cũ, một làn khói trắng c̣n thoảng bay qua rồi tan trong gió. Tôi dụi mắt, chạy ngược lên bậc cấp hỏi thăm những người đi cùng về sự kiện vừa xảy ra. Song không một ai nghe cũng như thấy ǵ cả. Điều này theo đuổi tôi suốt mấy mươi năm nay, chưa có lời giải đáp. Tôi t́m lại các h́nh ảnh cũ về Nghĩa Trang nhưng không thấy chiếc đỉnh ấy ở đâu, không hiểu đă bị dời đi, hay là chưa từng bao giờ hiện diện ở đó ?

Hình Ảnh Nghĩa Trang


Sau đó, chúng tôi đi qua Tân Vạng, ghé Con Gà Quay ăn trưa, rồi trở về.

Lúc ở tù cộng sản, t́nh cờ nằm gần một anh bạn đồng nghiệp lớn tuổi cũng vừa chuyển về cơ quan chưa được bao lâu th́ tan hàng. Trước anh là Thiếu Tá quân đội, là một trong những tùy viên của Tướng Đỗ Cao Trí. Anh là học tṛ của một ông thầy Tàu giỏi về Nho Y Lư Số nhà đường Lư Thành Nguyên. Ông thầy trước có thời ở trong quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa, sau sang Việt Nam, là một người có uy tín trong Bang Quảng Đông ở Chợ Lớn. Chuyện quanh đề tài lư số dẫn đến việc anh cho hay là được thầy truyền hai môn xem tướng và xem phong thủy. Thế là anh kể về sự tích phát phú của ông Lư Long Thân, những cuộc đất quanh đồi Bác Sĩ Tín, Cầu Xa Lộ, và Nghĩa Trang Biên Ḥa. Theo anh cho hay, chính gia đ́nh Tướng Trí đă nhờ anh mời Thầy xem cuộc đất để chôn tướng Trí, song thầy anh không nhận lời. Sau đó trong ngày an táng thầy anh cũng đến nhưng chỉ cho anh một vị trí khác, nơi đó sẽ thuộc về một người có đủ điều kiện hơn (!)

Khi nh́n những h́nh ảnh đầu tiên về Nghĩa Trang Quân Đội mấy năm trước, tôi đă viết bài thơ trên trong nỗi ngậm ngùi. Chắc chúng ta cũng biết điều đầu tiên khi Bắc quân chiếm được miền Nam họ làm là triệt hạ phong thủy của miền nam. Những kế hoạch thủy lợi thực chất là phá tan những long mạch chính yếu. Thủy lợi chỉ gây ngập úng cho những vùng xưa nay chưa hề có. Thủy lợi lại làm cho nước mặn tiến sâu vào đất liền, như thế nên gọi là thủy hại th́ đúng hơn. Việc trồng cây trong nghĩa trang với mật độ dày, gần như mỗi ngôi mộ một gốc cây nhằm mục đích phá hủy hài cốt một cách âm thầm, những rễ cây xuyên vào mộ sẽ tạo ra những căn bệnh khó hiểu trong thân nhân của những người an nghỉ. Xưa nay nghĩa trang của người phương đông thường nằm ở những nơi thoáng đăng, tránh việc động chạm. Trồng cây với mục đích khai thác củi cành là một cách phá hoại trực tiếp sự yên nghỉ của người đă khuất. Giả dụ bây giờ phá bỏ những hàng cây ấy trả lại phong quang xưa, làm sao tránh khỏi tổn thương khi một gốc cây hai ba mươi năm bị đốn ngă.

Nên chuyện trùng tu chỉ là một chuyện nói như đùa, đánh giặc trên mặt giấy. C̣n bao nhiêu hệ lụy và tan tác sẽ tiếp theo khi mà những người đă nằm xuống không được nghĩ ngơi trong an b́nh. Cái tên Nghĩa Trang B́nh An chỉ là một kiểu khôi hài đen bẩn thỉu nhằm qua mặt những người vô can, và là một lưỡi dao xoáy thêm vào vết thương đă thấm sâu trong phế phủ của những người có thân nhân c̣n nằm trong vùng đất bị rào cản và cách ngăn này.

tháng 4-/2013

phan nhật tân

 

 

Tháng Tư tan hàng đọc thơ Trần Thanh Nhàn

 Tháng Tư tan hàng lòng ta quặn thắt

Dăm bạn bè rã ngũ đã biệt tăm

Sài Gòn ơi ! Ngày đó hờn căm

Phố im lìm bàng hoàng trong nỗi chết

 

Vì đường xa cách trở và chuyện mưu sinh nơi xứ lạ quê người, tôi gặp lại Trần Thanh Nhàn hơi muộn. Nhưng nhờ duyên văn nghệ đẩy đưa nên chuyện bạn bè cùng trường gặp lại nhau sớm, muộn cũng đều đáng qúi, nhất là sau bao cảnh đổi đời, mất mát và đau thương của ngày 30 tháng Tư năm 75 .

Trần Thanh Nhàn làm thơ rất sớm từ trước năm 75. Anh đã sáng tác được hơn 60 bài thơ đầy ắp yêu thương, bi hận trải dài trên những trang Ronéo qua các bút hiệu như TKN, TMTT và tên thật.

Ra đời ở An Giang, anh lớn lên ở Long Xuyên và theo học tại Trung học Thoại Ngọc Hầu. Sau anh lên Sài Gòn, vô học  Quốc Gia Nghĩa Tử , ngôi trường đã dạy dỗ chúng tôi có cha hay mẹ đã hy sinh tính mạng hay một phần thân thể cho đất nước . Dù ở thủ đô hoa lệ, nhưng lòng anh vẫn thiết tha ngóng về quê nhà đơn sơ, mộc mạc thơm mùi lúa chín, và đám bông bằng lăng tím rộ cuối mùa bên dòng sông Hậu :

 Ai về sông Hậu quê tôi

Bên kia cồn cát vườn xoài trổ bông

Thoảng thơm lúa đổ đòng đòng

Chiều buông sắc tím bằng lăng cuối mùa

 Dĩ nhiên thuở còn đi học, những thằng con trai mới lớn chúng tôi đã thi nhau trồng cây si với những tà áo dài trắng thướt tha chung trường để rồi ôm nặng mấy trái sầu riêng chín mùi :

 Sầu anh những buổi hoàng hôn

Sầu anh trăm mối vẫn còn quanh đây

Gửi em trái đắng tình này

Sầu anh giữ lại nhớ mai chia lìa

 Nằm trong lớp tuổi vừa lớn lên. Từ năm 65 đến 67 khi chiến cuộc bắt đầu khốc liệt, lần lượt chúng tôi kẻ trước, người sau đã bịn rịn chia tay bạn bè, người thương . . . sau mùa tan trường cuối cùng để lên đường nhập ngũ :

 Thuở đó quê mình vương khói lửa

Vào đời anh khoác áo nhà binh

Chia tay từ lúc mùa phượng đỏ

Bỏ lại sau lưng một mảnh tình

 Nhớ mãi lúc sắp lên đường trình diện, bạn bè tới thăm hỏi, chúc tụng may mắn và buồn lo tạm biệt bằng chầu rượu mọn đầu đời :

 Từ ta bỏ nghiệp bút nghiên

Chiều hôm chuốc rượu tìm quên nỗi sầu

 Nhưng dĩ nhiên vượt lên tất cả là mẹ , người đã hy sinh và nuôi dưỡng đứa con từ tấm bé cho đến lúc lớn khôn để giờ đây nhỏ lệ nhìn nó sắp lao vào vùng lửa đạn :

 Ngày xưa tuổi mới đôi mươi

Làm trai chinh chiến giữa thời loạn ly

Ngày xưa mẹ tiễn con đi

Lệ rưng khóe mắt mẹ từ biệt con

 Và . . . cả bọn chúng tôi, lần lượt thằng đăng lính Không quân, đứa nhào vào Hải quân . . . Riêng Nhàn đi khoá 1/68 Sĩ quan Thủ Đức. Ra trường với lon chuẩn úy, anh được thuyên chuyển về Sư đoàn 22 có trách nhiệm trấn giữ vùng Qui Nhơn, Phú Yên, Phú Bổn . . .

  Chiến sĩ đi chưa hẹn ngày về

Nghìn trùng xa cách mấy sơn khê

Chiếu chăn để lạnh hồn cô phụ

Cứu giúp non sông quyết chí thề

 Và sau hai năm xông pha trận mạc, một lần chạm súng với địch quân, Nhàn lúc đó lên Thiếu uý, đã bị trúng một mảnh đạn ngay gò má trái ! Trực thăng tản thương bốc anh ra Bệnh viện hạm của HQ Mỹ đang bỏ neo ngoài khơi. Để cứu mạng, bác sĩ phải khóet cả mắt trái để gắp mảnh đạn ra, và anh bị khiếm thị một bên từ đó ! Rồi anh được giải ngũ, thành thương phế binh và về phục vụ tại Bộ Cựu Chiến Binh.

 Tôi người lính cô đơn

Nửa đường gẫy cánh vẫn còn mải mê

Ra đi đâu có hẹn về

Mà sao nuốt vội lời thề năm nao

 Làm công việc văn phòng, anh có chút thì giờ tiếp tục làm thơ và hoàn thành thi tập : Người Về Từ Đakto. Trưa ngày lịch sử 30 tháng 4 năm 1975 đau thương, anh bắt buộc phải rời bỏ nhiệm sở, không quên mang theo đứa con tinh thần của mình. Nhưng ra cổng tập thơ đã bị tịch thu tại chỗ ! Sau khi bị đi cải tạo một thời gian ngắn diện công chức, anh về sống lây lất 10 năm như bao người VN khác trong cái xã hội mới giống nhà tù lớn để chờ ngày . . . vượt biên :

 10 năm mà ngỡ nghìn thu

Lẽ nào phải chịu ngục tù bủa vây

Nửa đời sau ở chốn này

Xác thân còn đó hồn bay chốn nào

 Rồi . . . cuối cùng anh cũng đi thoát được sau khi bằng lòng dâng căn nhà cho họ . Đến Mỹ năm 1985, anh vừa đi làm, vừa tiếp tục sáng tác nữa. Thi tập Cuối Đời Ta Lưu Lạc của Trần Thanh Nhàn, như bây giờ tôi mới được đọc đã ra đời lâu rồi, kể lại cuộc đời bầm dập của một thương phế binh VNCH sống quay quắt với nỗi nhớ thương quê hương, gia đình, bạn bè, ngày cũ . . . nơi xứ lạ, quê người :

 Ta về nhan sắc tàn phai

Thân mang phế tích sau ngày chiến chinh

Đường xa ta kẻ độc hành

Cuốn trong gió cát dấu chân đã mòn

 Mấy năm sau , Trần Khán Sơn, bạn thân cùng lớp của Nhàn, và của tôi cũng lọt tọt qua Mỹ diện HO. Sơn, tay đờn chải chuốt và bay bướm nhất trường Quốc ngày xưa, lình xình, làng chàng nấn ná đời xi-vin rồi cuối cùng cũng phải vô Thủ Đức sau đám bạn bè. Nhưng hắn lại lì nhất, đánh đấm hung hãn nhất , được nắm chức Đại đội trưởng đại đội Trinh Sát Sư đoàn 22, rồi được đặc cách lên lon Đại úy. Sau 75, dĩ nhiên hắn lãnh đủ gần 10 năm tù cải tạo :

 Tin mày qua

diện HO

Chung vui

mày được đến bờ tự do

Bao năm mày sống lao tù

Quên đi

như đã nghìn thu qua rồi

 Từ nỗi buồn nhỏ tháng Tư tan trường của tuổi học trò đến nỗi buồn tháng Tư Đen của đất nước, anh đã diễn tả lại tâm trạng một học trò lúc nhỏ, một thương phế binh sống đời lưu vong:

 

Nỗi buồn tháng Tư :

Ta không muốn mà tháng Tư vẫn đến

Mùa chia tay của tuổi học trò

Tháng Tư buồn – Ôi ! đã mấy năm qua

Khi nghĩ đến ta chảy hoài nước mắt

 

Tháng Tư tan hàng lòng ta quặn thắt

Dăm bạn bè rã ngũ đã biệt tăm

Sài Gòn ơi ! Ngày đó hờn căm

Phố im lìm bàng hoàng trong nỗi chết

 

Ôi nhục nhằn tim hằn sâu dấu vết

Của những người cam chịu kiếp lưu vong

Kẻ ở quê nhà đau khổ chung thân

Đêm vẫn từng đêm đợi chờ ánh sáng

 

Tổ quốc ơi ! Tình yêu ta lai láng

Mãi cho người dù xa cách muôn phương

Kỷ niệm còn đây trên mỗi chặng đường

Từ Pleiku – Cheo Reo * – bốn mùa đất đỏ

 

Từ miền Tây – Long Xuyên quê hương ta đó

Dòng An Giang sông nước vẫn miệt mài

Những cánh đồng chan hòa ánh ban mai

Còn đâu nữa khi hồn ta vụn vỡ

 

Tháng Tư ơi ! Mùa hoa phượng đỏ

Ta mãi căm thù ngày đó chia tay

Xin cho ta hy vọng ở ngày mai

quê hương Việt Nam chờ ngày tao ngộ

 

Những ngày cuối tháng Tư Đen đọc thơ Trần Thanh Nhàn, lòng tôi chùng xuống, nhớ những thằng bạn xấu số đã vĩnh viễn ra đi trước , sau cuộc chiến năm xưa ; những thằng bạn thành thương phế binh đã mất một hay nhiều phần thân thể, hiện đang sống lây lất cho xong quãng đời còn lại . Kính phục và thương cảm.

 Q nhà lá vườn

Tháng Tư, 2012

 

Chú Thích :

* Cheo Reo : Tên tỉnh Phú Bổn trước năm 1975