Trang Nhà quocgianghiatu.com

 

Đại Hội QGNT LẦN THỨ 8 - LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM 1963 - 2013

 

Kỷ Yếu 50 Năm QGNT: Mục Lục

 

 

Mục Lục: Phần 1 1963-1975

 

In Memoriam

Sơ Lược Tiểu Sử Ban Vận Động

Thành Lập QGNT Cuộc

Ban Giám Hiệu QGNT Saigon

Lịch Trình Thành Lập QGNT

Trường Trung Học Kỹ Thuật

Trường Trung Học Tổng Hợp

Góc Thầy Cô

Trường QGNT Huế

Trường QGNT Đà Nẵng

Trường QGNT Biên Hoà

Trường QGNT Cần Thơ

Các Ban Đại Diện Học Sinh

Danh Sách Cựu Giáo Sư và Giám Thị

 

 

Ban Giám Đốc Trường Quốc Gia Nghĩa Tử  Saigon 1963 - 1975   
 

PHỔ THÔNG

Niên khóa

Hiệu Trưởng

Giám Học

Tổng Giám Thị

Hiệu Đoàn Trưởng

1963-1964

Đỗ Trọng Huề

Trần văn Bá

Trần Văn Mười

Chưa có

1964-1965

Bửu Trí

Lâm Hữu Bàng

Trần Văn Mười

Trần Ngọc Hồ

1965-1966

Phùng Ngọc Cảnh

Lâm Hữu Bàng

Nguyễn văn Ḱnh

Lê Đức Khanh

1966-1967

Trương Khuê Quan

Lâm Hữu Bàng

Nguyễn văn Ḱnh

Lê Quan Tấn

1967-1968

Đặng Trần Dư

Phạm Đăng Châu

Nguyễn văn Ḱnh

Lê Quan Tấn

1968-1969

Đặng Trần Dư

Phạm Đăng Châu

Nguyễn văn Ḱnh

Trần Quốc Giám

1969-1970

Hoàng Xuân Thiệu

Trần Ngọc Hồ

Nguyễn Sơn

Huỳnh Văn Ân

1970-1971

Hoàng Xuân Thiệu

Trần Ngọc Hồ

Nguyễn Sơn

Huỳnh Văn Ân

1971-1972

Hoàng Xuân Thiệu

Trần Ngọc Hồ

Nguyễn Sơn

Huỳnh Văn Ân

1972-1973

Phạm Thanh Liêm

Huỳnh Văn Ân

Nguyễn Sơn

Phan Văn B́nh

1973-1974

Phạm Thanh Liêm

Huỳnh Văn Ân

Nguyễn Sơn

Phan Văn B́nh

1974-1975

Phạm Thanh Liêm

Hồ Công Trí

Nguyễn Sơn

Phan Văn B́nh

 

TỔNG HỢP

Niên khóa

Hiệu Trưởng

Giám Học

Tổng Giám Thị

Hiệu Đoàn Trưởng

1972-1973

Trần Ngọc Hồ

Hoàng Thị Lộc

 Nguyễn Đức Quảng

1973-1974

Trần Ngọc Hồ

Hoàng Thị Lộc

 Nguyễn Đức Quảng

1974-1975

Trần Ngọc Hồ

Hoàng Thị Lộc

 Nguyễn Đức Quảng

 

KỸ THUẬT

Niên khóa

Hiệu Trưởng

Giám Học

Tổng Giám Thị

Hiệu Đoàn Trưởng

Tổng Giám Xưởng

1966-1967

Nguyễn Hữu Thông

Nguyễn Hàn Tý

Lê Văn Út

Huỳnh Thanh Hải

Bùi Văn Đắc

1967-1968

Nguyễn Hữu Thông

Huỳnh Hữu Tâm

Huỳnh văn Lâu

Huỳnh Thanh Hải

Bùi Văn Đắc

1968-1969

Nguyễn Hữu Thông

Huỳnh Hữu Tâm

Huỳnh văn Lâu

Huỳnh Thanh Hải

Bùi Văn Đắc

1969-1970

Phan văn Cự

Huỳnh Hữu Tâm

Huỳnh văn Lâu

Huỳnh Thanh Hải

Trần Khắc Lượng

1970-1971

Đặng Trần Dư

Huỳnh Hữu Tâm

Huỳnh văn Lâu

Huỳnh Thanh Hải

Trần Khắc Lượng

1971-1972

Đặng Trần Dư

Huỳnh Hữu Tâm

Bùi văn Đắc

Huỳnh Sơn Cương

Trần Khắc Lượng

1972-1973

Đặng Trần Dư

Đỗ Đại Thanh Vân

Bùi văn Đắc

Huỳnh Sơn Cương

Trần Khắc Lượng

1973-1974

Đặng Trần Dư

Đỗ Đại Thanh Vân

Bùi văn Đắc

Huỳnh Sơn Cương

Trần Khắc Lượng

1974-1975

Đặng Trần Dư

Trần Khắc Lượng

Bùi văn Đắc

Huỳnh Sơn Cương

Đỗ Đại Thanh Vân

 

............ diễn tả 50 năm, những mảnh đời QGNT bằng trang sách đă lật sang, một trang sách có cánh hồng héo úa, ấp ủ giữa rêu phong, nhăm nhúm - là những kỷ niệm, những niềm thương mến bị khỏa lấp trong những nhọc nhằn, bôn ba.
    Sau trang sách ấy là một mảnh trời yêu dấu, có những cánh chim, một ánh mây của một thời mơ mộng...... Khoảng thời gian 1963 - 2013 đầy biến động và đổi thay được viết bằng những mầu chuyển đỏ, vàng.

 

 

 

 

 

 

 

Thành Lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc
Hắc Bảo Đăng

 



Luật số 3/62 qui định sự liên đới quốc gia tương trợ các cựu chiến sĩ và cô nhi quả phụ tử sĩ:

ĐIỀU THỨ 17: -- Quốc Gia thừa nhận là nghĩa tử các trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi, mà cha hoặc mẹ là chiến sĩ đă bỏ ḿnh v́ chính nghĩa quốc gia, hoặc đă chết v́ chiến thương.

ĐIỀU THỨ 19: -- Các quốc gia nghĩa tử, sẽ được nuôi nấng dậy dỗ, trông nom săn sóc hay trợ giúp cho đến khi đủ 18 tuổi.

Để cụ thể hóa sự liên đớiu quốc gia tương trợ các chiến sĩ, cựu chiến sĩ và quả phụ tử sĩ, cùng các con của họ để giúp chúng có điều kiện trở thành những cán bộ ưu tú của Quốc giạ một trường Trung học nội trú đầu tiên của Quốc gia nghĩa tử cuộc đă được xây dựng xong trên khu đất rộng 5 mẫu, tại đường Vơ-Tánh, Tân-Sơn-Ḥa - Gia Định.

Đúng theo tinh thần đạo luật 3/62, Mục thứ năm, nói về Tổ chức Quốc gia Nghĩa tử cuộc, cơ quan này đă được thành lập thuộc Bộ Quốc pḥng, có Bộ Quốc gia Giáo dục trợ giúp về vấn đề giáo dục.

Ủy ban vận động xây cất trường sở gồm có quư ông: Trưởng ban: Trương-văn-Chôm, Khoa trưởng Dược khoa Đại học đường; Phó Trưởng ban: Nguyễn-văn-Hoanh, Chủ-tịch Hội-đồng Đô thành; Trần-ngọc-Tŕnh, Hội trưởng hội Bảo trợ gia đ́nh tiết nghĩa; Thư kư: Đinh-văn-Khai, Chủ nhiệm nhật báo Tiếng Chuông; Thủ quỹ: La-thành-Nghệ, Dược sư; Kiểm soát: Vơ-văn-Ứng, đại diện nhà thuốc Vơ-văn-Vân; Nguyễn-văn-Phước, Giám đốc hăng Phước Mỹ; Cố vấn: Thiếu tu8ớng Trần -tử -Oai, Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lư; Trương-khuê-Quan, Y sĩ Trung-tá, Giám đốc Nha Xă hội Quân đội Việt-Nam Cộng-Ḥa; Nguyễn-đ́nh-Hưng, Đổng-lư văn pḥng Bộ Quốc gia Giáo dục; Bác sĩ Bùi-kiến-Tín; Kiến-trúc-sư Trương-đức-Nguyên.

Với tiền đóng góp của một số nhà từ thiện và Ngân sách của Bộ Quốc pḥng, công cuộc để xây dựng trường Trung học đầu tiên của Q.G.N.T.C đă hoàn thành đợt đầu theo đồ án của K.T.S Trương-đức-Nguyên, phí tổn gần 9 triệu đồng.


Hai ngôi nhà 2 từng lầu song hành với 30 lớp học đă xây cất xong, cùng với khu văn pḥng.

Trên 3.000 học sinh đă có thể có chỗ học vào niên học tới.
Khu dành cho học sinh (1.200) nội trú thuộc chương tŕnh công tác đợt ỊI Khu này gồm một ngôi nhà 2 từng lầudài 125 m dài gồm 12 pḥng ngủ, phí tổn lối 8 triệu rưỡi đồng.


Theo với nhà ngủ ấy, sẽ có quán cơm, nhà bếp và phụ thuộc, bệnh xá và nhân viên, nhà gác cùng khu thể thao, sân chơi.

Theo dự thảo Nội quy của nhà trường th́ ngoài mục đích xă hội đă nêu trên, ngoài phần giáo dục căn bản, nhà trường sẽ áp dụng phương pháp trắc nghiệm tâm lư để t́m hiểu khả năng của các con chiến sĩ, giúp chúng phát huy đầy đủ những khả năng ấy, nhằm mục đích giúp chúng chọn lấy một nghề thích ứng với tài năng riêng: binh nghiệp, nghề chuyên môn: Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư v.v... sau khi đă theo học hết ban Trung học và đậu cấp bằng Tú tài.

Cũng theo dự thảo ấy, các học viên Nghĩa tử Quốc gia sẽ được miễn học phí và không phải trả một phí khoản nào về sự ăn ở tại trường. Nếu đủ 18 tuổi mà Nghĩa tử Quốc gia c̣n đương học hành giở dang, th́ theo đề nghị của trường, các học viên có thể xin gia hạn cấp dưỡng để theo học đến thành tài.


Như vậy, Q.G.N.T.C thật là một công cuộc bác ái vô cùng hữu ích cho xứ sở.
H. B. Đ.

 

 

Sơ Lược Tiểu Sử

Ủy Ban Vận Động Xây Cất Trường QGNT

 

Trích thư của Ông Đinh Văn Khai gởi Bác Sỹ Trương Khuê Quan

 

Montreal ngày 4 tháng 5 năm 1992

Anh Trương Khuê Quan thương mến,

Tiếp theo cuộc điện đàm hôm qua, theo thơ này, tôi gởi kèm theo phóng ảnh thơ ngày 27 tháng 4 năm 1992 mà tôi đã gởi cho anh nơi địa chỉ ở Hollande. Ủy Ban Vận Động xây cất Quốc Gia Nghĩa Tử lúc ấy, năm 1962, gồm những anh dưới đây:

 

1.       Anh Trương Văn Chôm, Khoa trưởng Dược khoa: Trưởng ban, anh Chôm sang Pháp nên tôi mời ông Nguyễn văn Hoanh, Chủ tịch Hội Đồng Đô Thành thay thế Trưởng Ban.

2.       Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư Ký : Đinh Văn Khai, Chủ nhiệm Nhật báo Tiếng Chuông; có hai ký giả phụ giúp là Nguyễn Ang Ca và Phong Đạm. Trụ sở Ủy Ban Vận Động Xây Cất QGNT đặt tại nhà tôi số 107 Pasteur, sau dời lại 92-94 Gia Long, tòa soạn của nhựt báo Tiếng Chuông.

3.       Anh La Thành Nghệ, Dược Sỹ : Thủ Quỹ

4.       Anh Trương Đức Nguyên, Kiến Trúc Sư vẽ đồ án không nhận tiền thù lao.

5.       Anh Trần Ngọc Trình, Thầu Khoán, xây cất hứa không lấy lời.

 

Những hội viên do tôi mời : Bà Bút Trà, chủ nhiệm nhựt báo Sài gòn Mới; chị Nguyễn Thị Hai, dược sỹ; anh Trương văn Tố, dân biểu; anh Võ văn Ứng, thương gia, (Bầu Ứng thể thao).

 

Mỗi vị trong UBXC/QGNT, UBVĐ/XC/QGNT cũng như các hội viên đều đóng góp mỗi người hai trăm ngàn đồng (200,000 đồng) để giúp Cơ Quan Văn Hoá phước thiện này. Riêng anh Nguyễn Cao Thăng, dược sỹ, chủ hãng thuốc tây OVP : Office Pharmacetique Vietnamien có giúp năm chục ngàn đồng 50,000 đồng. Ông Châu ngọc Thôi, Đổng Lý Văn Phòng Bộ Quốc Phòng mà Bộ Trưởng là Ông Nguyễn Đình Thuần, đại diện Bộ Quốc Phòng, cũng có công trong UBVĐXC/QGNT.

 

Hiện giờ những vị trong Ủy Ban Vận Động xây cất Quốc Gia Nghĩa Tử và hội viên còn lại là những anh dưới đây:

Các anh: Trần Ngọc Trình, hiện ở Pháp

Đinh văn Khai, hiện ở Montreal, Quebec, Canada

La Thành Nghệ, hiện ở California, Hoa Kỳ

Trương Đức Nguyên, hiện ở Connecticut, Hoa Kỳ

và chị Nguyễn thị Hai, hiện ở California, Hoa Kỳ

Nhưng những người có công nhiều nhất là Bác sỹ TT và anh.

 

Tiện đây, tôi góp ý cùng anh: Nhân dịp Đại Hội QGNT đầu tháng 6/1992 tới đây, anh vui lòng nhắc đến tất cả các anh chị đã góp công vào việc xây cất Quốc Gia Nghĩa Tử cho các cựu Giáo sư và Nam Nữ Sinh Viên QGNT hải ngoại được biết.

Thành thật chúc Đại Hội Quốc Gia Nghĩa Tử thành công mỹ mãn.

Cuối thư, chúc anh chị luôn được sức khỏe dồi dào.

Đinh văn Khai

 

 

50 năm trước cha vị quốc

38 năm sau con thành gia

Ai từng học trường nghĩa tử

Không quên ơn người lập ra

 Minh Chí


 

Giới Thiệu :

Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử (QGNT) được thành lập vào tháng 9 năm 1963 tại Sài G̣n nhằm cung ứng nơi ăn ở và học hành cho con em các tử sĩ , thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa .Ngôi trường này được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được coi là một trong những cơ sở giáo dục khang trang, tân tiến nhất bấy giờ .

Đây là một chương tŕnh của chính phủ để tỏ ḷng tri ân của quốc gia đối với những người đă cống hiến xương máu hoăc hy sinh cho tổ quốc . Vào thời gian đó, đa số các gia đ́nh thương binh tử sĩ không biết đến chương tŕnh này, v́ thế, niên học đầu 1963-1964, chỉ có khỏang 500 học sinh ghi danh học tại trường QGNT Saig̣n.

Thời gian đầu, Viện chỉ có một chương tŕnh giáo dục phổ thông . Đến năm 1967, trườngKỹ Thuật được thành lập, và sang năm 1968, chương tŕnh giáo dục tổng hợop cũng được sáng lâp. Dần dần, khi số học sinh gia tăng , chính phủ tiến hành xây dựng các trường QGNT tại Huế, Đà Nẵng , Cần Thơ và Biên Ḥa ... để giúp đỡ các gia đ́nh trong khu vực có điều kiện học hành Sau 12 năm họat động, Viện Giáo Dục QGNT đă có 5 cơ sở trên ṭan quốc, với gần 400 giáo sư và trên 5000 học sinh từ tiểu học đến trung hoc.

Viện đă cung cấp hàng trăm học bổng từ nhiều quốc gia trên thế giới cho học sinh QGNT đi du học sau khi tốt nghiêp.

 

 

 

 

TẢi LiỆU LIÊN QUAN QGNT bằng ANH NGỮ:

 

From the Height of a Political Career to Exile
From 1969 to 1974, General Đồng served military personnel in a different capacity, Minister of War Veterans (equivalent to the US Secretary of Veterans Affairs). During this time, he worked with West Germany to get financial and medical support for disabled veterans. His relationship with German officials in Oberhausen resulted in military orphans or children of disabled veterans going there to further their education. Most of the students came from the seven ministry-sponsored Quốc Gia Nghĩa Tử schools. Minister Đồng's personal ties with Australian, Taiwanese and South Korean officials benefited Vietnamese veterans. During his tenure, Australia, Taiwan and South Korea provided much needed funding and training to disabled veterans at vocational facilities. His friendship with an American adviser Shelby Robert and his wife Miriam benefited the ministry as well. In April 1973, the Robert and the Gettysburg Presbyterian Church donated several wheelchairs and provided funding to train a Vietnamese doctor from the ministry. Later that year, the minister traveled to the United States and several western European countries to ask for financial assistance. The trip yielded good results: several US colleges provided the ministry with funding for the its prosthetic center. In particular, Ohio State University sent professors to train teachers and to teach QGNT's students in three special courses: typing, accounting and home economics.


Quốc Gia Nghĩa Tử = Ward of the Nation was a brainchild of Lieutenant Colonel Trương Khuê Quan who modeled it after France's "Office des Pupilles de la Nation". This independent agency was formed in October 1963 to provide educational opportunities for war orphans and children of war invalids/disabled veterans. In 1967, the Ministry of War Veterans took over the agency but continued to let it run by an independent management committee. By the end of the Vietnam War, QGNT had seven schools and 4 dormitories with over 200 teachers and an administrative staff close to 300 persons (most of whom were military widows, war disabled veterans and family members of soldiers who had died during the war).

 

 


LỊCH TR̀NH THÀNH LẬP CƠ QUAN
QUỐC GIA NGHĨA TỬ VIỆT NAM


Năm 1962, Y Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan là Cục Trưởng Cục Xă Hội Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ông theo lệnh Bộ Quốc Pḥng thực hiện hai chương tŕnh Quân Tiếp Vụ và Trại Gia Binh để giúp đỡ gia đ́nh các quân nhân tại ngũ. Khi việc điều hành hai chương tŕnh này đă tạm ổn định, Cục Xă Hội tŕnh là việc lo cho quân nhân tại ngũ không th́ chưa đủ mà chính phủ c̣n phải nghĩ đến những chiến sĩ đă hy sinh cho chính nghĩa quốc gia nữa. Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm chấp thuận ư kiến này và giao cho Bộ Quốc Pḥng nghiên cứu để thực hiện một chương tŕnh tương tự như Office des Pupilles de la Nation của Pháp. Để xúc tiến mau chóng đề nghị đă được sự ưng thuận của thượng cấp và biết rằng Ngân Sách Quốc Gia chưa có ngân khoản nào dành cho chương tŕnh này. Y Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan đă vận động các bạn hữu của ông để đóng góp tài chánh hầu bắt tay vào việc ngay được. Các bạn ông đă vui ḷng hưởng ứng và các vị sau đây đă chung góp mỗi người 200,000 đồng:

Ông Trương Văn Chôm, Khoa Trưởng Đại Học Dược Khoa.
Ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành.
Ông Đinh Văn Khai, Chủ Nhiệm Nhật báo Tiếng Chuông.
Ông Nguyễn Ang Ca, báo Tiếng Chuông.
Dược Sĩ La Thành Nghệ.
Dược Sĩ Nguyễn Thị Hai.
Dân Biểu Trương Văn Tố.
Bà Bút Trà, Chủ nhiệm báo Sàig̣n Mới.
Ông Vơ Văn Ứng, thương gia.
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng.

Ngoài ra, Kiến Trúc Sư Trương Đức Nguyên nhận vẽ đồ án không lấy tiền thù lao và ông Trần Ngọc Tŕnh, thầu khoán cũng nhận xây cất không lấy lời.
Cục Xă Hội Quân Đội có nhận xét là nên khởi đầu bằng một ngôi trường và nên lấy danh xưng những con của tử sĩ và phế binh là Quốc Gia Nghĩa Tử (như chữ Pupilles de la Nation của Pháp, tránh chữ "trẻ mồ côi" có thể làm tủi ḷng những trẻ em này). Những đề nghị của Cục Xă Hội đều được chấp thuận và được ông Châu Ngọc Thôi, Đổng Lư Bộ Quốc Pḥng đă giao cho Đại Úy Bùi Trọng Chi, Tham Chánh Văn Pḥng, phụ trách việc nghiên cứu và dự thảo các văn kiện thủ tục giấy tờ thành lập cơ quan đặc biệt này.

Thấy là nếu làm theo Pháp, các Quốc Gia Nghĩa Tử sẽ trở thành gần như những Thiếu Sinh Quân, sẽ khó ḷng làm hài ḷng các gia đ́nh tử sĩ và phế binh, Bộ Quốc Pḥng đề nghị thành lập một Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc, một cơ quan tự trị có hoạt động rộng răi và dễ dàng hơn Trung Tâm Giáo Khoa Quân Đội (điều hành các trường Văn Hóa Quân Đội Sàig̣n, Đà Nẵng, Nha Trang, và Cần Thơ) đặt trực thuộc Cục Xă Hội Quân Đội. Mọi ư kiến đưa ra, khi tŕnh lên đều được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chấp thuận và mọi việc được lập tức khởi sự. Một thửa đất rộng lớn trên đương Chi Lăng, giữa khoảng Lăng Cha Cả và Ngă Tư Bảy Hiền, cánh Nghĩa Địa Pháp, trước Sở Chăn Nuôi, được lựa chọn và nhà thầu khởi công xây cất ngôi trường gồm hai ṭa nhà ba tầng, mỗi ṭa có 15 lớp học, cùng một Văn Pḥng cho Ban Giám Đốc trường, bao quanh một vườn hoa kiểu Nhật Bản. Công việc xúc tiến êm đẹp và đến tháng 8 năm 1963 th́ ngôi trường hoàn thành, đồng thời sắc lệnh thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc cũng được duyệt kư. Cuối tháng 9, ngôi trường được khánh thành do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ tọa và đó cũng là lễ cuối cùng của ông trước khi bị sát hại trong cuộc đảo chánh 1-1-1963.

Niên học đầu tiên 1963-64 được khai giảng ngay sau những ngày đầu của cuộc đảo chánh. Đại Úy Đỗ Trọng Huề được cử làm Hiệu Trưởng, ông Trần Văn Bá, giáo sư thuộc Bộ Giáo Dục được biệt phái làm Giám Học và Trung Úy Trần Văn Mười làm Tổng Giám Thị.

Bộ Giáo Dục chỉ biệt phái được một số giáo sư (trong số này có 4 nữ giáo sư đầu tiên của trường là các cô Vơ Thị Ngọc Dung, Hồ Thị Ngọc Nữ, Nguyễn Lan Phương và Vơ Kim Sơn), Bộ Quốc Pḥng đă chọn thêm 15 giáo sư bị động viên có phiếu điểm tốt nhất để thuyên chuyển về trường hầu có đủ số giáo sư giảng dạy. Niên học đầu tiên đó, v́ chỉ nhận những em đă có án Quốc Gia Nghĩa Tử nên sĩ số chỉ lên đến khoảng 500 em. Mặc dù c̣n ít học sinh, Đại Úy Bùi Trọng Chi khi đó đang làm Giám Đốc Trung Tâm Giáo Khoa Quân Đội, cũng được cử kiêm nhiệm chức vụ Phụ Tá Hiệu Trưởng và HIệu Đoàn Trưởng để phụ trách thêm về các vấn đề ngoại học đường, đặc biệt là đức dục và thể dục như đă được ấn định trong nguyên tắc điều hành trường. Các nhân viên văn pḥng và giám thị được tuyển chọn trong số các quả phụ tử sĩ, phế binh và gia đ́nh. Đặc biệt, Quốc Gia Nghĩa Tử Trần Phương Mai, có bằng Tú tài toàn phần, đă được tuyển và là nữ giáo sư thứ 5 của trường.

Niên học thứ hai 1964-65, ông Bửu Trí, một giáo sư kỳ cựu của Bộ Giáo Dục, được cử thay thế Đại Úy Đỗ Trọng Huề bận quá nhiều công tác bên Quân Đội. Các gia đ́nh tử sĩ và phế binh nhận thức được việc chăm sóc tốt đẹp tại một ngôi trường thật rộng răi, khang trang nên đă nạp đơn tới tấp tại các ṭa án để xin án Quốc Gia Nghĩa Tử, do đó sĩ số đă tăng thật mau chóng, gấp đôi, gấp ba, chỉ sau một năm hoạt động.

Cuối năm 1965, văn pḥng Cuộc được xây cất xong trong cùng một khuôn viên. Y Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan được cử làm Cuộc Trưởng và Đại Úy Bùi Trọng Chi làm phụ tá. Cuộc gồm có 4 pḥng: Pḥng Hành Chánh, Pḥng Tài Chánh, Pḥng Học Vụ, và Pḥng Nghiên Cứu, mỗi pḥng do một chủ sự đảm trách. Cơ quan Quốc Gia Nghĩa Tử không c̣n giới hạn trong một ngôi trường nữa mà chính thức hoạt động rộng răi như được ấn định trong sắc lệnh thành lập. Pḥng tài chánh bắt đầu lập các sổ trợ cấp Quốc Gia Nghĩa Tử và pḥng nghiên cứu những công tác mở mang cơ quan tại Sàig̣n và trên toàn quốc. Ngân sách tự trị được chấp thuận bởi Hội Đồng Quản Trị gồm các vị đại diện các Bộ Nội Vụ (thay mặt các gia đ́nh những nhân viên dân chính bị sát hại), Bộ Quốc Pḥng (thay mặt các gia đ́nh tử sĩ và phế binh), Bộ Tư Pháp (chuẩn cấp các án QGNT), Bộ Tài Chánh (cung cấp ngân khoản cần thiết), và Bộ Giáo Dục (trợ giúp chương tŕnh học vụ).

Năm 1966, trường kỹ thuật được xây cất xong bên cạnh Văn Pḥng Viện và được hoạt động ngay mặc dù sĩ số hết sức khiêm tốn, với hai lớp sắt và máy nổ. Ngay những năm sau đó, khi nhận biết được sự lợi ích của nghề chuyên môn, số học sinh dần dần tăng lên gấp bội. Cũng năm 1966, khu nội trú được xây cất xong gồm 12 pḥng ngủ rộng lớn (mồi pḥng đủ chỗ cho 80 nội trú sinh) trong một ṭa nhà ba tầng lầu và một nhà ăn có đầy đủ bếp núc và các nhà để nhân viên nhà bếp ở (các nhân viên này đều thuộc gia đ́nh tử sĩ và phế binh, đa số là các quả phụ do Hội Quả Phụ Tử Sĩ giới thiệu vào làm). Nhà ăn được trang trí thêm một sân khấu mỹ lệ để dùng làm pḥng hội những khi có tổ chức lễ tết hoặc phát phần thưởng hàng năm. Khu nội trú cũng hoạt động ngay nhưng v́ ngân sách có hạn nên chỉ có thể nhận các em vào 4 pḥng ngủ ở tầng lầu hai mà thôi. V́ phải hạn chế số nội trú sinh nên chỉ nhận các em gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, sau đó, ưu tiên hai mới dành cho các em trong gia đ́nh đông con và ở xa Sàig̣n.

Năm 1967, Bộ Cựu Chiến Binh được thành lập, đă đổi QGNT Cuộc thành Viện Giáo Dục QGNT đặc trực thuộc Bộ nhưng vẫn giữ nguyên việc điều hành do Hội Đồng Quản Trị chỉ thêm Đại Diện Bộ Cựu Chiến Binh là Chủ Tịch Hội Đồng. Bộ cung cấp các phu8ơng tiện cần thiết, nhất là vấn đề trụ sở và nhân viên, dể Viện mở rộng hoạt động tại các tỉnh khác trên toàn quốc. Pḥng Tài Chánh của Bộ cũng phụ trách việc trả trợ cấp QGNT thay cho Viện để Viện chỉ phải chú trọng đến vấn đề giáo dục các QGNT mà thôi.

Niên học 1967 - 1968 là niên học đầu tiên của trường trung học QGNT Huế với sĩ số khoảng 100 em. Tết Mậu Thân, đầu năm 1968, trường sở bị hư hại hoàn toàn nhưng ngay năm đó trường đă được xây cất lại, đồng thời xây cất luôn một khu nội trú có thể nuôi dưỡng 50 nội trú sinh. Qua năm 1968, Viện mở thêm được trường trung học QGNT Đà Nẵng, sĩ số niên học đầu cũng chỉ được chừng 100 em, nhưng sau đó cũng như cũng như trường ở Huế, số học sinh trường Đà Nẵng cũng tăng dần lên tới 400 em vào niên học 1974 - 1975. Năm 1969, Viện mở thêm được trường tiểu học QGNT Biên Ḥa mà ngay niên học đầu tiên sĩ số đă lên đến khoảng 200 em. V́ các em này đều c̣n nhỏ nên tất cả đều được nuôi dưỡng trong khu nội trú cạnh trường.

Năm 1970, Viện xây thêm được một bịnh xá ngay sát khu nội trú, có một bác sĩ và một nhân viên làm việc hàng ngày vào buổi sáng để chăm sóc sức khỏe cho các QGNT thuộc cả hai trường trung học và kỹ thuật cùng khu nội trú. Viện cũng liên lạc với Bộ Chỉ Huy Công Binh Đại Hàn để giúp nhân công quân đội xây cất một thư viện phía trường kỹ thuật, vật liệu do Viện cung cấp. Trong năn, thư viện được hoàn thành và ngay sau đó được khánh thành do Đệ Nhất Phu Nhân chủ tọa buổi lễ.

Năm 1971, Viện mở thêm được trường trung học QGNT Cần Thơ, trường sở được xây cất do ngân sách của Viện đài thọ, chứ không như các trường Huế, Đà Nẵng và Biên Ḥa đều là những pḥng ốc của quân đội nhượng lại, chỉ cần sửa sang thành những lớp học. Ngay niên học đầu trường Cần Thơ đă có một sỉ số đáng kể, v́ vậy Viện đă dự trù xin ngân khoản để mở rông thêm và xây cất cả một khu nội trú nữa. V́ gặp nhiều khó khăn về tài chánh, công tác xây cất mới c̣n trong giai đoạn sơ khởi đă bị kéo dài và chưa khởi sự được th́ đă bị biến cố 30-4-75 chấm dứt.

Năm 1972, Viện xây thêm được 4 căn nhà dành cho nhân viên cao cấp của Viện gần bịnh xá và xúc tiến việc xây cất một khu nội trú dành cho nam sinh giữa nhà ăn và trường kỹ thuật. Khu này được hoàn thành năm sau gồm một ṭa nhà hai tầng lầu nuôi dưỡng được 100 em.

Với sự giúp đỡ và viện trợ của phái đoàn đại học đường Ohio, Viện tổ chức trường tổng hợp QGNT, dùng từng dưới cùng của khu nội trú nữ sinh gồm 3 lớp chính là lớp đánh máy, kế toán và kinh tế gia đ́nh. Trường chính thức hoạt động kể từ niên học 1973 - 1974, có mở thêm cả mấy lớp theo chương tŕnh trung học Đệ Thất, Đệ Lục. Khu nội trú nữ sinh như vậy là đă được sử dụng hoàn toàn cả 3 tầng lầu, tầng dưới cùng là trường Tổng Hợp, tầng lầu 2 là 4 pḥng ngủ nữ sinh và tầng lầu 3 là pḥng học tối cho nữ sinh nội trú, nhà nguyện cho các em theo Thiên Chúa Giáo và Niệm Phật Đường cho các em theo Phật Giáo.

Nếu không có biến cố 30-4-1975, Viện sẽ mở thêm khu nội trú Cần Thơ và trường trung học QGNT Qui Nhơn. Trường này dự định sẽ xây cất trên khuôn viên của một căn cứ do quân đội nhượng cho.

Tóm lại, sau 12 năm hoạt động Viện đă tổ chức được 7 trường và 4 khu nội trú. Tổng số giáo chức các trường lên đến 200 vị (đa số do Bộ Giáo Dục biệt phái) và trên 200 nhân viên làm việc (đa số là quả phụ, phế binh và gia đ́nh tử sĩ), đă chăm nom, dậy dỗ và nuôi dưỡng được cả mấy chục ngàn QGNT và lam nhẹ gánh nặng cho hàng chục ngàn gia đ́nh của các chiến sĩ đă hy sinh cho Chính Nghĩa Quốc Gia.

Các em là những người không được may mắn trong cuộc chinh chiến dài hơn hai thập niên đă được đền bù sự mất mát của ḿnh bằng một tương lai tươi sáng, chắc chắn sẽ trở thành những con yêu của Quốc Gia, xứng đáng với danh xưng Quốc Gia Nghĩa Tử.

NHUẬN KHÁNH - Bùi Trọng Chi
Nguyên Viện Phó Viện QGNT

 

Trường Trung Học Tổng Hợp QGNT

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TR̀NH TỔNG HỢP


GS. TRẦN NGỌC HỒ
(Hiệu trưởng Trường Tổng hợp)


Chương tŕnh giáo dục lúc bấy giờ không đạt kết quả như mong muốn nên các nhà nghiên cứu cần phải đề ra một chương tŕnh mới phù hơp vói khả năng và điều kiện của Việt Nam ta. V́ thế Chương tŕnh Giáo dục Tổng hợp ra đời.


I. Giai đoạn chuẩn bị:


A. T́m hiểu kết quả giáo dục phổ thông
Sau khi nghiên cứu theo dơi kết quả 7 năm liên tục của 10 trường Trung học và của 10 lớp khác nhau có cả nam lẫn nữ, các nhà chuyên môn nhận thấy:
1. Chỉ có 2 học sinh trong số 100 học sinh Trung học mới lên được Đại học, học có kết quả và mới ra trường làm việc được, không phải đào tạo lại (2%).
2. Học sinh không đạt kết quả th́ đi đâu, làm việc ǵ? Có thể nói tới 75% không t́m được việc làm và hoàn toàn bế tắc trong việc mưu sinh với 7 năm ở trường trung học phổ thông ra. Kết quả thực là đau buồn và quá lăng phí.


B. Xây dựng một chương tŕnh giáo dục mới:
Chương tŕnh Giáo dục Trung học Tổng hợp:


1. Triết lư và mục tiêu Giáo dục Tổng hợp:
a. Mỗi con người đều có hoàn cảnh gia đ́nh, điều kiện tài chính, năng khiếu, ư thích, ước muốn, tâm lư khác nhau nên chương tŕnh đào tạo phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng đa dạng, phong phú chi tiết khiến họ vào đời sớm thích nghi hơn.
b. Mục tiêu giáo dục Tổng hợp cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng bảo đảm cho họ vào đời dù mới 18 tuổi, kiếm được việc làm.
• đủ nuôi sống bản thân ḿnh
• giúp đỡ gia đ́nh
• góp sức với xă hội


II. H́nh dung kết quả đào tạo 2 chương tŕnh giáo dục.
Các nhà nghiên cứu giáo dục giáo dục đưa ra 2 h́nh ảnh tóm tắt kết quả đào tạo sau đây để dễ nhận định:


A. Chương tŕnh cũ:
H́nh tam giác cân được chia làm 3 phần theo chiều dọc (y axis của khung h́nh bên dưới)


Phần 1: Số học sinh giỏi, xuất sắc chiếm 1/3 của chiều dọc
Phần 2: Số học sinh khiển dụng chiếm 1/3 của chiều dọc
Phần 3: Số học sinh bất khiển chiếm 1/3 của chiều dọc
B. Chương tŕnh Tổng hợp (mới)
Được h́nh dung bằng một h́nh thoi, có diện tích tương đối, cũng được chia làm 3 phần chiều dọc (y axis của khung h́nh bên dưới)
Phần 1: Số học sinh giỏi, xuất sắc chiếm 1/3 của chiều dọc
Phần 2: Số học sinh khiển dụng chiếm 1/3 của chiều dọc c
Phần 3: Số học sinh bất khiển dụng chiếm 1/3 của chiều dọc


Như thế rơ ràng kết quả đào tạo theo chương tŕnh mới có hiệu quả hơn nhiều, v́ nó đáp ứng được mọi năng khiếu, ước nguyện và tố chất của học sinh nên khi ra đời, số học tṛ dễ có thể kiếm việc làm và thu nhập cao v́ đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xă hội sẽ cao hơn . Xă hội không mất nhiều thời gian tiền bạc để đào tạo lại.


C. Chuẩn bị cán bộ và cơ sở vật chất để thực hiện chương tŕnh Trung học Tổng hợp:


1. Chuẩn bị cán bộ: một tài khoản viện trợ 500.000 USD để tập hợp các cán bộ đang quản trị học đường, giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đi học để nắm vững : Triết lư, mục tiêu, soạn thảo, thực hiện chương tŕnh, quản trị và phương pháp đánh giá. Khóa học kéo dài trong 6 tháng, mỗi tuần học 3 buổi tối, mỗi buổi học 2 giờ. Các thuyết tŕnh viên giảng dạy đều là các Giáo sư, các nhà nghiên cứu, soạn thảo, hướng dẫn nước ngoài (Mỹ, Anh, Pháp). Cứ sau mỗi buổi học th́ các học viên được nhận tiền bồi dưỡng ngay lúc ra về, ở ngoài cửa lớp. Khóa học đầu tiên đặt tại trường Sương Nguyệt Ánh.


2. Cơ sở vật chất: Chương tŕnh mới yêu cầu phải có cơ sở vật chất đáp ứng với nó nhưng v́ thời gian gấp rút vả chăng c̣n đang thể nghiệm nên không thể làm ngay. Trước mắt có 4 trường sau đây xây cất nên tạm thời có thể sửa chữa được thực hiện chương tŕnh Giáo dục Tổng hợp.


a. Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Saigon
b. Trường Sương Nguyệt Ánh
c. Trường Nguyễn An Ninh
d. Trường Kiểu mẫu Thủ Đức


III. Công việc thực hiện :
Sau khi đi học về, tôi được giao trách nhiệm thực hiện:


A. Cơ sở vật chất:
1. Trệt khu nội trú cũ:
a. Lớp thực hành Doanh thương tổng quát (General Business)
b. Lớp thực hành Công kỹ nghệ (Industrial Arts and Technology) mới mở được 3 lớp : In, Gỗ, Sắt.
c. Lớp thực hành Kinh tế gia đ́nh (Home Economics) dạy nấu ăn và may mặc có trang bị tương đối đầy đủ
d. Lớp Canh nông (Agriculture) mới chỉ dạy 2 môn: trồng trọt và chăn nuôi
Cuối dăy có xây một pḥng y tế 10 giường: 1 bác sĩ, 2 y tá, 2 điều dưỡng, chưa có nhân viên theo yêu cầu, chỉ có một bác sĩ làm việc bán thời gian.
2. Lầu một khu nội trú cũ :
a. Văn pḥng : Hiệu Trưởng, Giám thị
b. Ba pḥng học
c. Một pḥng Lab, học sinh ngữ 30 chỗ


B. Thực hiện chương tŕnh:
Chương tŕnh học được chia làm 8 ban, sau khi học sinh học tốt nghiệp với bằng Tú tài của 8 ban đó, đều có đủ điều kiện thi lên Đại học, nhất là chuyên ngành thời càng dễ đạt hơn không chuyên ngành.
Ban A: Ban Khoa học thực nghiệm (giống như bên Phổ thông)
Ban B: Ban Toán học (- nt -)
Ban C: Ban Sinh ngữ (- nt -)
Ban D: Ban Cổ ngữ (- nt -)
Ban E: Ban Doanh Thương Tổng quát (môn học và thời lượng khác hẳn)
Ban F: Ban Công kỹ nghệ (- nt -)
Ban G: Ban Kinh tế gia đ́nh (- nt -)
Ban H: Ban Canh nông (môn học và thời lượng khác nhau)
Các môn học và thời lượng đều theo Chương tŕnh Tổng hợp mới được soạn thảo và ban hành. Mỗi ban đều có môn học bắt buộc và nhiệm ư (nhiệm ư là học sinh có thể học hai hoặc ba môn ḿnh thích hợp trong số các môn trong chương tŕnh nhiệm ư)
Phương pháp hướng dẫn học sinh chọn ban:
Nhà trường có trách nhiệm thành lập ban Hướng dẫn tập hợp các bản kiểm tra và trắc nghiệm (tài liệu tạm thời ứng dụng ngân hàng trắc nghiệm của Viện Harris) được gởi tới hàng năm về:


1. Hai năm đầu (lớp 6, lớp 7) là hai năm Khám phá năng khiếu, tố chất.
2. Hai năm tiếp (lớp 8, lớp 9) là hai năm từng bước Hướng dẫn chọn lựa.
3. Ba năm sau (lớp 10,11,12) mới thực sự học Chuyên ban.


Phương pháp lượng giá: bằng các bài kiểm tra, tŕnh bày, nhất là trắc nhiệm (7 phép). Ở Việt Nam lúc đó chưa có Viện chuyên soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phục vụ đúng yêu cầu đánh giá nên c̣n cần phải sử dụng tài liệu của nước ngoài v́ phương pháp lượng giá rất quan trọng, nó vừa khách quan, vừa khoa học, chiếm tới 80 – 90% điều mà ta muốn hỏi. Nếu không học và không đủ tŕnh độ kiến thức về nhiều mặt, đủ thời gian và điều kiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại độ khó của câu trắc nghiệm th́ không thể sử dụng được.


1. Độ khó A: Chỉ 10% học sinh Giỏi làm được.
2. Độ khó B: từ 20% - 25% học sinh Khá làm được
3. Độ khó C: 40% học sinh Trung b́nh làm được
4. Độ khó D: 60% học sinh Trung b́nh làm được (câu hỏi dễ)
5. Độ khó E: 75% học sinh Trung b́nh làm được (câu hỏi quá dễ)


Các câu hỏi trắc nghiệm phải được đánh giá độ khó mới đem ra thực hiện việc lượng giá, nếu không mục đích khó ḷng đạt được.
Vấn đề Lượng giá học sinh là một vấn đề khó khăn phức tạp không thể tŕnh bày rơ ràng một lúc cho hết được. Xin hẹn một dịp khác, nếu có yêu cầu.

 

Sự H́nh Thành và Cơ Cấu của Trường Tổng Hợp (TH)- Dưới Mắt của một cựu học sinh

Khởi Đầu:

Trường Tổng Hợp QGNT (TH QGNT) được thành lập vào khoảng tháng 10 năm 1972 sau khi niên khóa 72-73 bắt đầu, với một lớp 8, hai lớp 7 và hai lớp 6. Tất cả học sinh muốn vào TH đều phải ghi danh thi và đậu một cuộc thi trắc nghiệm được tổ chức năm đó bên trường Phổ Thông. Số pḥng học có giới hạn, và chương tŕnh mới mẻ, phong phú với sự bảo trợ của Đại học Ohio (Hoa Kỳ) nên số học sinh được tuyển chọn qua TH rất ít trong năm đầu tiên. Những năm sau đó th́ cuộc thi tuyển được tổ chức trong mùa hè, do các Thầy Cô trong trường TH làm giám khảo và tuyển chọn trước ngày khai giảng. Ngoài phần thi trắc nghiệm về những kiến thức thông thuờng và toán, trong cuộc thi tuyển thí sinh c̣n phải viết một bài luận văn theo đề nhà trường đưa ra.

Tôi c̣n nhớ rơ là khi nghe trường TH cho học sinh ở lại trường vào buổi trưa và được ăn cơm miễn phí trên khu nhà ăn nội trú, v́ chương tŕnh học kéo dài đến chiều, tôi vui mừng không tả được. Một trong những lư do khiến tôi nằng nặc đ̣i Má tôi rút hồ sơ sau lớp 6 trường Lê văn Duyệt SG để xin vào học trường QGNT là v́ một hôm xem TV, thấy phim thời sự nói về học sinh QGNT được ở nội trú, tôi mê quá, v́ tưởng ai học QGNT cũng được ở lại trường! Tuy không được ở nội trú v́ những lư do này nọ, tôi vẫn thuờng hay vào khu nội trú để hái hoa cúc nhật màu tím thật đẹp, mọc đầy trước sân dưới lầu khu nội trú nữ lúc ấy. Trường TH được thành lập ngay nơi "...tôi vẫn thuờng mộng mơ, nên chép thành bài thơ..."*, này! Vậy th́ tuy không được ở lại trường qua đêm, nhưng cũng được học, lang thang cả ngày ở một nơi tôi từng ao ước được đặt chân đến, cũng là "hạnh phúc trần gian" đối với tôi khi đó! Và tôi đă vô cùng may mắn khi được học ở ngôi trường lư tưởng này từ năm lớp 7, năm 1972, cho đến khi mất nước, 1975.

Chương Tŕnh Học và Những Đặc Điểm :

Mỗi lớp học ở trường TH chỉ có độ hơn 20 học sinh theo mô h́nh trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive) bên Mỹ. Tôi c̣n nhớ khi được sắp hàng nghiêm chỉnh chào cờ lần đầu, thầy Hiệu Trưởng là Thầy Trần Ngọc Hồ đă nhắn nhủ tất cả chúng tôi là phải học hành chăm chỉ để không phụ ḷng kỳ vọng của Thầy Cô, và nhất là sự hy sinh của Cha và Mẹ chúng tôi. Thầy cũng chúc mừng chúng tôi đă đậu được cuộc thi tuyển chọn vừa qua, và v́ thế phải triệt để tuân theo kỷ luật của trường để xứng đáng được mang danh là học sinh trường TH.

Trường có pḥng thí nghiệm (lab) để chúng tôi có thể học các môn khoa học thực nghiệm một cách sống động. Một điều đặc biệt cho học sinh TH nữa là trường có pḥng thính thị để học ngoại ngữ. Đây là nơi mà lần đầu tiên tôi được thấy máy casette với cái ống nghe để học những bài nói, rồi trả lời, hay lập lại những câu tiếng Anh. Mỗi học sinh đều có bàn riêng để nghe máy, nên lớp học đàm thoại ngoại ngữ rất sống động và học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức...

Chương tŕnh học của trường TH gồm những môn học được giảng dạy trong các trường phổ thông vào buổi sáng, và những lớp như thể thao, hội họa, âm nhạc, và nghề thực dụng vào buổi chiều, sau khi ăn cơm trưa và nghỉ ngơi trong pḥng ăn khu nội trú. Xin được nói sơ về chương tŕnh "nghề" của trường TH sau đây:

Nam sinh được chọn 2 trong ba chương tŕnh dạy "nghề": Công Kỹ Nghệ, Doanh Thuơng hay Canh Nông. Nữ sinh được chọn 2 trong ba chương tŕnh học nghề: Kinh Tế Gia đ́nh, Doanh Thuơng và Canh Nông. Hầu như nam sinh nào cũng chọn Công kỹ nghệ, và hai lớp c̣n lại th́ số nam sinh thuờng chia đôi ra theo sở thích cá nhân.

Bên nữ sinh th́ tất cả đều học Kinh Tế Gia Đ́nh, và đa số chọn thêm lớp Doanh Thuơng. Tôi và Vũ thị Huyền là hai nữ sinh duy nhất trong lớp Canh Nông lớp 7 với số học sinh chỉ độ mười người trong năm đầu. Chương tŕnh lớp Canh Nông lớp bảy gồm những kiến thứ căn bản về hóa học của đất đai, nước, môi sinh và những yếu tố cần thiết trong việc canh nông...Trong phần thực tập Canh Nông năm đó, chúng tôi được trồng bắp, cà chua. Lúc "làm vườn" nữ sinh không mặc áo dài, mà phải thay áo ngắn. Để cho giống "dân quê", tôi đă "xí xọn" khẩn khoản Má tôi may cho cái áo bà ba màu đen để mặc khi thực tập dù màu đen bắt nhiệt, thực tập trong nắng chói chang nóng ơi là nóng! Thực t́nh tôi mê lớp này hơn cả môn Kinh Tế Gia Đ́nh. Viễn ảnh một ngày nào đó, những kiến thức tôi có được sẽ làm cho đồng ruộng và cả những vùng sỏi đá khô cằn, những nơi bị bom đạn chiến tranh tàn phá được khai khẩn và làm cho mầu mỡ lại nhờ khoa học và những phát minh về Canh Nông đă đeo đẳng, thôi thúc tôi thật lâu...Chỉ tiếc là năm sau đó, v́ chỉ c̣n một ḿnh tôi ghi danh học Canh Nông, lớp 8 đă không có môn Canh Nông niên khóa 73-74, và tôi đă bị "ép" vào lớp Doanh Thuơng.

Trong lớp Doanh Thuơng, học sinh được học đánh máy, kế toán, cách viết thư gửi đi trong những công sở thuờng ngày...Đa số các bạn đều có vẻ thích thú với lớp học này.

Lớp "nghề" cho nữ sinh mà ai cũng thích là môn Kinh Tế Gia Đ́nh v́ lư do dễ hiểu ... Ngoài làm bánh, nấu ăn, may vá thêu thùa, chúng tôi c̣n học về cách thức xếp bàn ăn, bày biện, trang hoàng, và tính toán dựa theo số ngụi để làm một buổi tiệc, kiểu VN và kiểu Tây! Cách thức chào hỏi xă giao, lịch sự thông thuờng trong đời cũng được giảng dạy trong lớp này. Phải nói nhờ lớp học này mà khi qua Mỹ, tôi đă có thể kiếm thêm tiền khá dễ dàng để phụ gia đ́nh lúc c̣n đi học (tôi làm bánh đám cưới, sinh nhật và may áo dài cho đồng huơng trong cộng đồng tỵ nạn). Mỗi lần làm bánh hay may vá, tôi luôn nhớ với ḷng biết ơn sâu xa đến quư Cô đă hết ḷng dạy cho chúng tôi cách làm bánh thật ngon, thật đẹp, và nhất là biết cắt may để có thể mưu sinh sau này dễ dàng hơn, trong mọi hoàn cảnh khó khăn...

Phía nam sinh th́ chương tŕnh học công kỹ nghệ có lẽ không khác mấy với trường Kỹ Thuật. Các bạn được học vẽ họa đồ, làm thợ mộc, g̣ hàn, cơ khí, điện, máy công cụ...

Niên khóa 74-75 là năm đầu tiên các học sinh lớp 10 được chọn ngành để sau khi ra trường với bằng trung học từ trường TH sẽ có thêm chúng chỉ về một nghề nào đó. Rất tiếc là v́ biến cố 75, trường đă vĩnh viễn đóng cửa, và không có một học sinh nào được cái vinh dự ra trường như dự kiến...

Kỷ Luật/Sinh Hoạt Thuờng ngày:

Về đồng phục th́ nữ sinh mặc áo dài trắng, nam sinh mặc quần xanh , áo trắng, và để phân biệt với học sinh của trường PT, ng̣ai phù hiệu trường QGNT được may lên áo, chúng tôi phải mang một bảng tên màu bằng plastic, có kim gài trên áo. Cái bảng tên này do gia đ́nh của mỗi học sinh tự lo liệu, đặt làm theo khuôn khổ và màu sắc được đưa ra bởi trường. Trên bảng tên có hàng chữ nhỏ ghi tên trường, và tên của học sinh (chữ lớn hơn), đều màu trắng. Mỗi cấp lớp có một nền màu bảng tên khác nhau (ví dụ như màu vàng cho lớp 6, màu đỏ cho lớp 7, v.v..). V́ trường mới, nhỏ, và tương đối quá lư tưởng, nên dù kỷ luật khá khe khắt, chúng tôi đều cảm thấy hănh diện làm học sinh TH. Thầy cô cũng thuờng xuyên nhắc nhở là chúng tôi được chọn lọc vào một chương tŕnh học phong phú, phát triển mọi năng khiếu tiềm ẩn trong mỗi chúng tôi, tương lai có lẽ được "bảo đảm" hơn, nên rất hiếm khi có những vi phạm kỷ luật bởi học sinh TH trong 3 năm trường mở cửa...

Ngoài khung cảnh thơ mộng, lớp học của trường TH có bàn ghế mới toanh, pḥng học sạch sẽ, sáng sủa. Lớp ít học sinh nên thầy cô có thể để ư theo dơi chúng tôi rất kỹ. Thầy Hồ, hiệu trưởng trường, với dáng vẻ ung dung, uy nghi lẫm liệt, "đi tuần" thuờng xuyên, nên việc học hành của học sinh TH có thể nói là ở trong một môi trường vô cùng lư tưởng...Trường được bảo trợ bởi đại học Ohio nên thỉnh thoảng chúng tôi cũng có những nhân viên từ trường ấy qua thăm viếng để xem xét mọi tiến triển, thành quả của học sinh trong trường.

V́ học cả ngày nên chúng tôi được ăn cơm trưa ở trường cùng pḥng ăn với học sinh ở nội trú. Sau lớp học buổi sáng, quư Thầy Cô giám thị dắt chúng tôi đi ăn và nghỉ trưa ngay bên pḥng ăn của khu nội trú. Những bữa ăn đều có đầy đủ thức ăn thật ngon lành, bổ dưỡng. Thế nhưng thỉnh thoảng tôi cũng theo Dịu Hiền, ngụi bạn thấn thiết nhất của tôi trong những năm bên TH, ra ăn cơm trưa với Mẹ Hiền là Cô Mộng Điềm, ở thư viện.

Sinh Hoạt Hiệu Đoàn:

Trường TH cũng có một đội banh, một ban hợp xướng do Thầy Phạm Nghệ huớng dẫn, điều khiển. Mỗi năm để chuẩn bị cho Tết, chúng tôi có cuộc thi đua làm bích báo, văn nghệ Tất Niên, và khi có báo Xuân, chúng tôi "được" đi bán báo! Đi bán báo là một trong những "công tác" để lại cho tôi nhiều kỷ niệm thiết tha nhất với Thầy Cô và các bạn ở trường TH.... Niên khóa 72-73 chúng tôi không có ra báo Xuân, nhưng năm sau, NK 73-74, chúng tôi có ra tờ báo Xuân 1974 riêng biệt của trường. Năm 74-75 th́ có lẽ v́ ngân quỹ ít, chúng tôi đă làm Đặc San Xuân chung với trường Kỹ Thuật. V́ trường ít học sinh, chúng tôi thuờng xuyên có những buổi du ngoạn toàn trường thật vui và ấm cúng. Tất cả Thầy Cô của trường luôn tháp tùng chúng tôi trong những dịp du ngoạn ngoài trời này, và khi hè đến th́ chúng tôi cũng được tham dự trại hè với các anh chị trường PT và KT ở trường Thiếu Sinh Quân.

Hè 73, cùng với 5 anh bên trường PT và KT, tôi được "đại diện" trường TH để tham dự trại hè toàn quốc ở Nha Trang với các trường trung học Sài G̣n như Chu Văn An, Trưng Vương, v.v.. Đây là lần đầu tiên tôi xa nhà cả tuần lễ, nhưng thật t́nh, được tung tăng cả ngày trên một thành phố biển hiền ḥa thơ mộng với cảnh lạ, bạn mới, và nhất là được mấy anh bên PT và KT cưng ch́u, tôi đă không nhớ nhà mấy và đă cảm nhận cái t́nh QGNT hơn lúc nào hết.

Ban Đại Diện trường TH cũng được họp thuờng xuyên với thầy Hồ, thầy Quảng, để được quư Thầy huớng dẫn, khuyên nhủ trong những công việc, sinh hoạt chung. Năm 74-75, làm trưởng ban Báo Chí, và tuy cũng thuộc loại học sinh chăm chỉ, ham học, nhưng thực t́nh mỗi lần được giấy gọi đi họp, ḷng tôi lại lâng lâng vui sướng v́ trong cái trí óc đơn giản của tôi lúc ấy, tôi đă được quư Thầy Cô tin và được xem là "ngụi lớn"! Khi không khí Sài G̣n bắt đầu căng thẳng với những tin trên TV về các cuộc thảm sát dân lành, trẻ em bởi Cộng Sản được biết đến, chúng tôi cũng nô nức muốn xuống đường biểu t́nh, như một số những học sinh, sinh viên thời ấy. Đó là lần đầu, và cũng là lần duy nhất BDD chúng tôi đưa lên lời thỉnh nguyện, xin phép cho chúng tôi được đi biểu t́nh "Đả đảo CS" với các anh chị! Thầy Hồ đă gạt phắt ngay v́ cho chúng tôi là "con nít", làm sao biết được chuyện ǵ sẽ xảy ra khi đi biểu t́nh. Lúc ấy , trưởng BDD là Nguyễn Thành Lâm, lớp 10, tức lắm, mặt đỏ lên, sau buổi họp rồi vẫn ấm ức măi, nên tôi đă phải khuyên Lâm là: "Đây là v́ thầy thuơng và lo cho tụi ḿnh, nên mới không cho phép đó thôi". Hồi tưởng lại, ḷng không khỏi ngậm ngùi tiếc thuơng cho tất cả chúng tôi, cho khoảng đời đầy ước mơ, lư tưởng bên nhiều tai ương nghiệt ngă...

Những kỷ niệm êm đềm với cảm giác được ân cần săn sóc ở trường đă đeo đẳng măi trong tâm trí khiến ḷng tôi luôn bồi hồi xúc cảm, ray rứt không nguôi mỗi khi nhớ đến...Bao nhiêu năm rồi nhưng những ngày c̣n được cắp sách đến trường THQGNT là những ngày tôi cảm thấy đời sống có mục đích, lư tưởng nhất trong tất cả 16 năm được sinh ra lớn lên trên đất nước VN.

Xin chân thành, trân trọng cảm ơn tất cả quư Thầy Cô, và những ân nhân của trường đă cho chúng con một môi trường giáo dục chứa chan niềm ưu ái, nơi chúng con được may mắn hết sức khi thu nhặt, lĩnh hội kiến thức và rèn luyện nhân cách, kết đọng những chân t́nh trong sáng khó phai với quê huơng, thầy cô và bè bạn...

Vơ thị Minh Phượng
Tháng tư, 2013

*: trích từ lời của bản nhạc "Lan và Điệp"
 

Trường Trung Học KỹThuật QGNT

Giáo sư  Đỗ Trọng Hòa

Trường Trung học Kỹ thuật QGNT đựơc ra đời bởi nghị định số : 0615/QP/ND ngáy 30 tháng 11 năm 1965.  Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 vừa được 9 tuổi rưỡi, Vời BA VỊ HIỆU TRƯỞNG như sau :
* Thày Nguyễn Hữu Thông (1965-1969). Từ 1969 đổi về làm Trửơng khoa Tóan Trừơng Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
* Thày Phan Văn Cự (1969-1970). Hiện đang ở San Jose, California USA
* Thày Đặng Trần Dư ( 1970-1975).Hiện ở San Jose, California, USA

CÁC VỊ GIÁM HỌC :
*Thày Huỳnh Hữu Tâm ( Thuyên chuyển đi nơi khác năm 1971)
*Thày Đỗ Đại Thanh Vân

CÁC VỊ TỔNG GIÁM XƯỞNG :
*Thày Bùi Văn Đắc
*Thày Trần Khắc Lượng ( Thế Thày Bùi Văn Đắc)- Thày Lượng đang ở tai Pháp Quốc

CÁC VỊ HIỆU ĐOÀN TRƯỞNG :
* Thày Huỳnh Thanh Hải ( Sau về Xưởng Kỹ Nghệ Họa)
* Thày Huỳnh Sơn Cương

CÁC VỊ TỔNG GÍAM THỊ :
*Thày Huỳnh Văn Lâụ
* Thày Bùi Văn Đắc ( Thay thế Thày Huỳnh Văn Lâu trở về xưởng)

CÁC VỊ GIÁM THỊ :
* Thày . . Liêm - Cô Nguyễn Thị Liêm ( Cô Liêm đang ở Osaka-Japan)

CÁC VỊ NHÂN VIÊN VĂN PH̉NG:
* Ông Nguyễn Văn Thành.
* Ông. . . Đường
* Cô . . Ánh
* Ông . . . & Ông. . .


Trừơng đựơc xây cất trên một diên tích gần 30.000 mét vuông, với một dăy nhà trệt ,kiến trúc theo lối học xửơng, theo kế hoạch dự trù, các pḥng học sẽ được xăy că't thêm về sau.Ta.m thời để đáp ứng cho nhu cầu cấp bách buổi đầu, trường được chia thành 5 học xưởng và 8 pḥng học. Về máy móc trang bị , lúc đầu do các cơ quan Hoa Kỳ chuyển nhượng đươ,c một số ít máy móc chia đều cho các học xưởng. Về sau, do ngân sách tự trị của Viẽ.n Giáo dục QGNT Trường được trang bị dần thêm các loại máy móc , dụng cụ va bàn ghếv. v. . . Riêng xưởng điệ tử vào năm 1970 đă nhận được sự viện trợ của Chính Phủ Ư Đại Lợi , gồm các máy móc ,dụng cụ tối tăn , cộng thêm các tài liẽ. hướng dẫn giảng dậy thật phong phú. Ngoài ra học xưởng Điện tử c̣n đươc tân trang với bàn ghế hoàn toàn mới có máy điều ḥa không khí nữa.


Trường KT-QGNT trực thuộc Viện Giáo dục Quốc Gia Nghĩa Tử (Bộ Cưụ Chiến Binh) về hành chính và tài chính , nhưng về chuyên môn Trường lại lệ thuộc Nha Kỹ Thuật và Chuyẽn Nghiẽ.p Học Vụ ( Bộ Giáo Dục). Ngay trong niên khóa đầu tiên trường đă mở được 2 lớp chính thức theo đúng học tŕnh của Nha Kỹ Thuật va Chuyên Nghiệp Học Vu.. Bên cạnh đó trường c̣n mở thêm các lớp huấn nghệ đoản kỳ, để giúp đỡ các học sinh QGNT muốn sớm có một nghề mưu sinh. Qua qúa tŕnh đào tạo, trường đă cấp bằng tốt nghiệp cho hon 300 học sinh tốt nghiệp các lớp Đoản kỳ bao gồm các ngành như : Cơ khí ô tô - Kỹ nghệ họa - May cắt - Kỹ nghệ gỗ - Kỹ nghệ săt - Điện nhà và Điên tử.
Các học sinh chính thức của trường tới năm 1975 gồm Ban Kỹ Thuật Toán và các Ban Chuyên nghiệp khác , từ lớp 9 tới lớp 12 tổng cộng trên 300 học sinh theo học.

Sau ba mươi mốt năm biến động, tang thương dâu bể, vật đổi sao dời, trí nhớ chỉ c̣n nhớ đươc. một số các chi tiết trên , xin ghi vội ra đây ,hy vọng giúp' các "cựu học sinh KT-QGNT" năm xưa hồi tưởng laị chút ân t́nh" thày tṛ cũ" hay ít "kỷ niệm xưa"với ngôi Trường KT-QGNT dấu yêụ Có ǵ sai sót, mong các em bổ túc thêm và bỏ qua cho nhe!-năm nay vừa sáu mươi rồi- Tiện đây tôi cũng xin bầy tỏ ḷng cám ơn và sư cảm động vô cùng trước sự tiếp đón nồng hậu của các Bạn hữu cũng như của các cựu học sinh KT-QGNT đădành cho tôi trong chuyến "hạnh ngộ " tai California vừa quạ Những t́nh cảm cũng như những kỷ niệm đẹp đó , tôi sẽ trân qúy và mang theo maĩ suốt quăng đờị c̣n laị

- Đỗ Trọng Ḥa - Tokyo - Japan -

DANH SÁCH CÁC

THÀY- CÔ CÁC BỘ MÔN KỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA

* Xưởng Kỹ nghệ Gỗ:

Thày Nguyễn Ngọc Anh.


* Xưởng Kỹ nghệ Sắt :

Thày Nguyễn Thế Thọ -

Thày Nguyễn Cao Mỹ.(Thày Mỹ ở USA)-

Thày Vương Thành Phát

* Xưởng Điện Nhà:

Thày Phạm Van Ḥa

( Sau thuyên chuyển về Công Ty điện lực )
Thày Hồ Văn Thành


* Xưởng Cơ Khí Ô Tô :

Thày Hồ Văn Miêng ( Sau thuyên chuyển về Công Ty điện lực )
Thày Vơ Phú Cường
Thày Trịnh Văn Thông


* Xưởng Nữ Công Gia Chánh - Kinh Tế Gia Đình

Cơ Triệu Thị Chơi
Cô Nguyễn Thi Xưng Huê
Cô Trầm thi Tuyết.


* Xưởng Điện Tử :

Thày Phan Tấn Chữ.(Tạ thế năm 1978)
Thày Đỗ Trọng Ḥa


* Xưởng Kỹ Nghệ Họa : Thày Huỳnh Thanh Hải
Thày Nguyễn Khoan Hồng (Đang ở SEATLE-USA).
Thày Đỗ Đại Thanh Vân

 

 

DANH SÁCH CÁC

 THÀY CÔ CÁC BỘ MÔN VĂN HÓA :

*Sử Địa Cơng dân :

 Thày Ngô Đức Hải (San Jose- USA)
Thày Nguyễn Khoan Hồng


*Anh Văn

Cô Đỗ Thị Phụng

Thầy Phạm Trọng Phu

Đỗ Thị Kim Châu


*Việt Văn

Thày Bùi Dă


*Tóan

Thày Nguyễn Thành Vân
Thày Nguyễn Văn Sự
Thày Nguyễn Phúc Thọ
Thày Nguyễn Văn Định
Thày Nguyễn Chí Thông


*Lư Hóa

Thày Trần Khắc Lượng (Pháp)
Thày Nguyễn Văn Hồng
Cô Nguyễn Thị Ḥa


*Triết

Thày Nguyễn Lộc Thọ


*Pháp Văn

Thày Ninh Thế Việt



Trường QGNT Huế

 

Trường QGNT Huế cũng như các trường QGNT khác, đều trực thuộc Bộ Cựu Chiến Binh, Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử SaiGon.
Lúc bấy giờ là năm 1967.

 

Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh:
Bác Sĩ Nguyễn tấn Hồng

Đổng Lư Văn Pḥng:
Đai Tá Phạm Gia Cầu

Viện Truởng Viện Giáo Duc QGNT:
Y Sĩ Trung Tá Truơng Khuê Quan

Phụ Tá Viện Truởng:
Thiếu Tá Bùi Trọng Chi

 

Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Huế toa lạc tai"Ngă Tư Anh Danh Thành Nội Huế".Cổng chính của trường ở trên đuờng Đinh Bộ Lĩnh, hiên nay đổi tên thành Đinh Công Tráng,đuờng này đi thẳng ra cửa Thượng Tứ.


Mặt trường nh́n ra đường Bộ Thị,nay đổi là đường Nguyễn Hiệu. Sau lưng trường là đường Mai Thúc Loan,đường này đi thẳng ra cửa Đông Ba. Hông trường giáp Viên Dục Anh.

 

Năm 1953, đây là khuôn viên trường Thiếu Sinh Quân,sau đó trường Thiếu Sinh Quân dời vào Vũng Tàu. Khuôn Viên này đươc giao cho Đơn vi mũ đỏ Hiến Binh.Sau khi Hiến Binh giải thể, lai được giao cho đơn vi mũ đen Quân Cảnh.


Đơn Vị Quân Cảnh dùng làm văn pḥng và làm Trại gia binh.Tháng 7/1967,khuôn viên này được Quân Cảnh giao cho Bộ Cựu Chiến Binh,để thành lập truờng Quốc Gia Nghĩa Tử Huế. Bộ Cựu Chiến Binh lệnh cho Ty Cựu Chiến Binh ở Huế cho tu sửa, chỉnh trang pḥng ốc các lớp đồng thời thu nhân hoc sinh. Anh Châu Văn Kham,(hiện nay đang sinh sống ở Vũng Tàu),thuôc Ty Cựu Chiến Binh Huế là nguời có công trưc tiếp, cấp tốc chỉnh trang trường ốc.

 

Tháng 8/1967,Y Sĩ Viện Truởng Truơng Khuê Quan bận công du nước ngoài,Thiếu tá Bùi Trọng Chi,Phụ Tá Viện Trưởng, lệnh cho tôi, Giáo Sư trường QGNT Sài G̣n về làm Hiệu Truởng Trường QGNT Huế, trước mắt là lo t́m mời Giáo Sư và sắp xếp sĩ số học sinh cho các lớp để kịp khai giảng niên khoá đầu tiên (1967-1968) cùng với mùa khai trường các trường trung học Công Lập ở Huế.


Tháng 9/1967 trường QGNT Huế đă chính thức khai giảng niên khoá dầu tiên, cắt băng khánh thành trường là Thiếu Tuớng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật và Đai tá Lê Văn Thân, Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên. Sĩ Số hoc sinh ngày khai trường là 100 em, về sau sĩ số tăng lên 400 em.


Tháng 1/1968, trường được bàn giao cho Hiệu Truởng mới là Giáo Sư Hoàng Hữu Tiếu, nguyên là Chánh Thanh Tra Trung Học thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, được biệt phái sang Bộ Cựu Chiến Binh.


Trong biến cố Tết Mậu Thân(1968), trường hư nát quá nặng nề, sau trường được xây dựng lại toàn bộ, xây dưng thêm Khu Nội Trú và thu nhận 50 Em vào Nôi Trú Sinh.


Sau đây là danh sách nhân viên đă phục vụ cho trường QGNT Huế, mà tôi được biết (có thể c̣n nhiều Thầy Cô và nhân viên nhà truờng tôi không biết hoặc không nhớ)


Hiệu Trưởng:

Phan Văn Cự:(San Jose)
Hoàng Hữu Tiếu:(Passed away Lục Tỉnh)
Bửu Đôn:( Huế, Sài G̣n)

 

Nữ Giáo Sư:

Nguyễn Khoa Diệu Tùy(Sài G̣n):Anh-Pháp Văn
Phan Thị Thu Vân:Quốc Văn
Phan Thi Thanh Tâm(Bác Sĩ Texas)
Truơng Thi Đạm Tuyết(Sanjose)
Phan Thi Nhật Lệ(USA)
Truơng Thị Lai:Quốc Văn
Huỳnh Thị Trung:Vạn vật
Nguyễn Thi Lệ Hằng:Thể Dục
Cô Nghê:Sử Địa

 

Nam Giáo Sư:

Nguyễn Thắng Thưởng(Huế):Hội Họa
Nguyễn Hứa Hàm:Thể Dục
Tạ Ngọc Minh:Anh văn
Lâm Quốc Tuyên(Huế):Quốc Văn
Hoàng Mạnh Quân:Sử Địa
Đinh Tấn Hùng:Toán-Lư Hoá
Phạm Mạc Trường Ly Phương:Nhạc
Đăng Công Toạị:Quốc Văn
Thầy Quế:Toán-Lư Hoá
Thầy Quân:Công Dân

Giám Thi & Nhân Viên:

Nguyễn Văn Huyền:Tổng Giám Thị- Huế
Nguyễn Mê:Phu Tá Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Thu:Giám Thị
Bác Tháo:Cai Trường
Bà Thệ:Lao Công

 

Tổng kết,trường Quốc Gia Nghĩa Tử Huế vừa thành lập và hoạt động được khoảng 8 năm cho đến ngày 26/3/75 th́ trường đă bị mất cùng với sự bỏ ngỏ Huế.


Măi cho đến sau Đai hôi QGNT/92 vừa qua khi gia đ́nh Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam được thành lập tại Hoa Kỳ, th́ Anh Chi Em Quốc Gia Nghĩa Tử Huế mới bắt đầu ngồi lại với nhau chia sẻ những "đắng cay, ngọt bùi" mà cuộc đời đă chất chồng đè lên thân phận của chúng ta.


Chúng ta Cầu Chúc toàn thể các Anh Chị Em QGNT Huế luôn gặp nhiều may mắn hơn trong tương lai!
 
Giáo Sư Phan Văn Cự

Vị hiệu trưởng QGNT Huế và học sinh QGNT Saigon và Huế

 

TRƯỜNG QUỐC GIA NGHĨA TỬ

ĐẰ NẴNG : 1967 - 1975

 

Cô Nga và cô Hiếu trước trường QGNT Đà Nẵng

 

Thày Nguyễn Khuê nhận công vụ từ Viện trưởng viện Giáo dục QGNT Saigon tổ chức một trường trung học QGNT tại Đà nẵng năm 1967.


Trường Q Đà nẵng được tồ chức ngay trong Ty Cựu chiến binh tại đường Hùng Vương thị xă Đà nẵng .. Cơ sở ban đầu sữ dụng tạm 2 dăy nhà ; 1 mái ngói , 1 mái tole , tường vôi cũ kỷ với 4 pḥng sữ dụng làm lớp học . Văn pḥng ban Giám hiệu dặt nhờ trong văn pḥng của Ty CCB .


Trường QGNT Đà nẵng khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 9 - 1967 .


Niên khóa 1967 – 1968: là khóa 1 , với 2 lớp 6 : Nam , Nữ với sĩ số 100 HS .Mỗi năm tăng dần lên 2 lớp .


 * 8 năm hoạt động có 7 khóa học : K1 , K2 ,K3 ,K4 , K5 , K6, K7 với khoảng 700 HS .


Hiệu trưởng đầu tiên là Thày NGUYỄN ÍCH XUÂN , Thư kư Thày TRẦN NGỌC XUẤT , bác cai trường Đặng Lỡ . Trường chỉ có 2 giáo sư phụ trách tất cả các môn học cho 2 lớp 6 Nam sinh và Nữ sinh
Thày HOÀNG TRỌNG NỒNG ,
Cô TRINH THỊ NGỌC BÍCH .

Năm học 1968 – 1969 : Hiệu truong là thày NGUYỄN HOA.( thay thày Nguyễn Ích Xuân ).Niên khóa đầu tiên chưa có đũ nhân sự để thành lập ban Giám hiệu .

Giáo sư có thêm cô TRẦN THỊ MAI HOA : Lư hóa
thày NGUYỄN VĂN NGỌC : Việt văn
Cô BÙI THỊ PHƯƠNG LAN : Sữ - Địa
Thày VĨNH DIỆN : Nhạc
Cô HOÀNG THỊ YẾN : Vẽ

Trường tuyễn thêm 2 lớp 6 : K 2 = 100 HS .

Năm học 1969 – 1970 : Trường them 2 lớp 6 K 3

Giáo sư đă có thêm thày HUỲNH SƠN CƯƠNG : Toán .
Thày NGUYỄN NHUNG ĐÍCH : Anh văn .
Năm học 1970 – 1971 : K 1 đă lên lớp 9 , trường tiếp tục tuyễn them 2 lớp 6 : K4 .

Tổng số học sinh bây giờ 400 .

Thày TRỊNH ĐƯƠNG : Toán ,

Thày PHAN Đ̀NH ÁNH : Anh văn .

Năm học 1971 – 1972 : Truong mới khánh thành tại đường Hùng vuong .Trung tâm thị xă DN Trường trung học đệ nhị cấp QGNT – Đà nẵng dẹp khang trang với tổng số học sinh lúc đó là 500 HS gồm : 2 lớp 6 , 2 lớp 7 , 2 lớp 8 .2 lớp 9 , 2 lớp 10 .( K 1 là hoc sinh . 2 lớp 10 đầu tiên của trường Q Đà nẵng , lớp 10 A và lớp 10 B là khóa đàn anh của DN tuong duong Q 74 SG ).-
Hiệu trưởng là thày TÔN THẤT DƯƠNG KỲ .Giáo sư Pháp văn từ trường Phan Châu Trinh chuyễn về .Giám học là thày Phạm Sỹ Tấn . Hiệu đoàn trưỡng kiêm Tổng giám thị : thày Hoàng Trọng Nồng .
Năm học 1972- 1973 : Trường tuyễn thêm 2 lớp 6 .K5 : Tổng số HS là 600 .
Thày cô đă tăng thêm :
Cô TẠ ĐẠO HUỆ : Anh văn
Cô LÊ THỊ MINH TÂM : Việt văn
Cô LÂM THÚY HẬU : Anh văn
Cô NGUYỄN THỊ HẠNH : Sữ - Địa
Cô NGUYỄN THỊ ÁI : Vạn vật ( nhà văn Thùy An )

Niên khóa 1973 – 1974 : K 6 với 100 hs cho 2 lớp 6 Nam và nữ sinh

Niên khóa 1974 – 1975 : K 7 tiếp tục h́nh thành . Tổng số học sinh là 700 .


27/12/2012.
Anh Anh –Q 74

 


 

 

Trường QGNT Biên Hoà

 

Bà Phan thị Dần, là chị cả của giáo sư Phan văn Cự, trước Tết Mậu thân 68 là hiệu trưởng trường Nam Ngọc ở Huế. Sau biến cố Mậu thân bà được bác sỹ Viện trưởng Viện Giáo Dục QGNT can thiệp với bộ giáo dục đưa bà về làm hiệu trưởng trường QGNT tại Tân Vạn Biên hoà từ lúc mới thành lập cho tới  năm 1975.

 

Bà cựu hiệu trưởng nay đã trên 90 tuổi và đang sinh sống tại Saigon và con là Tôn Nữ Diệu Nguyện, là cựu học sinh trường QGNT Tổng Hợp.
 

 

 

........Niên khóa 1971-1972, gia đình tôi ở Mỹ Tho, biết tin có trường QGNT Biên Hoà, cấp tiểu học, ở ngã ba Tân Vạn, cạnh xa lộ Biên Hoà nhận nội trú, nên mẹ tôi có cho cậu em trai thứ sáu, sinh năm 1962 học lớp ba ở đây. Cuối tuần có gia đình người cậu họ ở Thị Nghè, cũng là bố nuôi của chị Thanh Thủy Q72 đón về.

 

Tôi cũng có ra khu nội trú đón cậu em trai này. Trong trí nhớ còn sót, trường là hai dãy nhà tôn thấp gồm phoìng học và dãy song song là phòng ngủ và sinh hoạt khác.

 

Trường Biên hòa chỉ có đến lớp ba là hết, nên cậu em này chỉ học có một năm lại về Mỹ Tho. Trường không lớn lắm và tiện nghi cũng không bằng trường QGNT ở Saigon.

 

Do học sinh cấp một còn nhỏ tuổi nên rất ít Mẹ nào cho con đi xa.

Hy vọng ACE nào có biết thêm để làm Kỷ Yếu 50 Năm đầy đủ, để biết rằng chính phủ rất quan tâm chăm sóc cho những người con có hoàn cảnh mồ côi như chúng ta.

Đỗ Hoa 73

 

 

TRƯỜNG QUỐC GIA NGHĨA TỬ CẦN THƠ : 1973- 1975

 


Khai giảng niên khóa đầu tiên 1973 – 1974 . với 4 lớp : 6 . 7 . 8 . 9 .
Trường vẫn c̣n đang xây dựng dỡ dang tại dc 19 Lộ 20 tỉnh Cần thơ Nay là số 19 đường CMT8 ,F An thới , quận B́nh thủy – thành phố Cần thơ .


Đại diện Viện GDQNGT - Quân khu 4 : Dại úy Nguyễn Thị Hiếu
Hiệu trưởng : Lê Phú Đức – Sĩ quan biệt phái
Hiệu đoàn trưởng kiêm Giám thị : Lê Quang Mỹ Ngọc –cựu HS BDD niên khóa 70 – 71 QGNT – SG
Thư kư : Nguyễn thị Vân : Quả phụ tử sĩ
Giáo sư từ trường Văn Hóa Quân đội được điều sang dạy 4 lop : 6.7. 8 ,9 .


Đầu năm 1975 , trường vừa xây dựng hoàn thành tổng thể gôm 3 dảy lầu với các pḥng học . khu nội trú , khu văn pḥng . Sân vận động sinh hoạt thể thao .Chỉ mới hoạt động năm học đầu tiên nhưng Lê Quang Mỹ Ngọc cũng đă thành lập được một đội văn nghệ , một dội cầu lông , một đội bóng bàn non . trẻ , cho sinh hoạt hiệu doàn trường QGNT Cần thơ .

 

Buổi đầu số học sinh c̣n quá ít nên Nam nữ chung lớp .Lớp 6 đông nhất khoảng 20 em , lớp 9 chỉ có khoảng 10 em v..v..Tổng số học sinh của 4 cấp lớp học 6,7,8,9 khoảng 70 em.


Dự định niên khóa 1974- 1975 sẽ nâng lên trường cấp 3.


Sau tháng 4/1975 - Trường Q GNT Cần thơ đă đổi tên thành trường Lư Tự Trọng khu Tây Nam bộ.


Hiện nay là trường Trung học phổ thông chuyên Lư Tự Trọng, thành phố Cần thơ .
01/2013.
A 2 -74.

 

 

 

 

 

 

Các Ban Đại diện Học Sinh

Trung học QGNT Sàigon.

 

Ban Đại Diện Niên Khóa 1968-1969
Đại Diện Nam :

Nguyễn văn Khanh 1A
Phó: Mai An Toàn 2B2


Đại Diện Nữ:

Nguyễn Thị Chai 1A
Phó: Chung Yến Nhi 1A


Ban Trật Tự Khánh Tiết:

Nguyễn Văn Nghiệp 2B2
Nguyễn Thị Nhuận 1A


Ban Học Tập Báo Chí :

Phan Nhật Tân 2A2
Nguyễn Thị Ngự 1A


Ban Xă Hội:

Phạm Văn Bộ 1B
Trần Ngọc Minh Châu 2B2


Ban Văn Nghệ:

Mai Đức Phú 1A
 

Ban Thể Thao:

Tăng A Nh́ 2B2
Phạm thị Lư 1A

 

 



Niên Khóa 1969-1970:
Phạm ngọc Trường Q71 -  Nguyễn thị Lan Q70

Trần đức Nghiă Q71 -  Vơ thị Trinh Q70

Trần Ngọc Lâm Q70 - Lê thị bạchTuyết Q70

Thái văn Hoàng Q70 - Nguyễn thị Thuật Q71

Đinh văn Thám Q71 - Kiều thị Sơn Q71

Nguyễn văn Nghi Q71 - Nguyễn ( hay Trần ) thị ngọc Châu Q72

Nguyễn văn Tuynh Q71 - Ngô ngọc Dung Q71

Nguyễn anh Dũng Q71 - Nguyễn thị Lệ Q71

.....................Phương Q71

*** c̣n thiếu khoảng 3 người v́ Ban Đại diện gồm có Ban Văn nghệ , Học tập , Xă hội , Sinh hoạt học đường . Mỗi ban gồm 2 nam và 2 nữ

 

 

 

 

 

Niên Khóa 1970-1971:

Đại diện Nam Sinh:

Dam van Tuan 12B1

Nguyen Thang Long 12B1

 

Đại diện Nữ Sinh:

Le Quang My Ngoc 11B2

Le Thi Thuy Tien 11A2

 

Tong Thu Ky :

Tran Duc Nghia 12A2

Nguyen Ngoc Yen 12A1

 

Khoi Hoc Tap :

Phan Si Tuan 12B1

Nguyen Minh Phuong 12A1

 

Khoi Trat Tu :

Nguyen Trung Thuoc 12B1

Dao thi Luong 11A2

 

Khoi The Thao :

Bui Thai Lan 12B1

Nguyen Thi Huyen Nga 10 A3

 

Khoi Xa Hoi :

Bui Manh Hoanh 12B1

Kieu Thi Son 12A1

 

Khoi Van Nghe :

Do Manh Chu 12B2

Nguyen Thi Thuan Chau 10A3

Ngo ngoc Dung 12A1

 

Khoi Bao chi :

Hoang Van Son 12B1

Nguyen Thi Le 12B2

 

Khoi Sinh Hoat thanh nien :

Nguyen van Tuynh

Pham trung Thanh

 


 

 

 

Niên Khóa 1971-1972:

Đại diện Nam sinh :

Phạm Văn Đức, Q73 -

Trần Dũng Tiến, Q73.

Đại Diện Nữ sinh :

Đào Thị Lương, Q72 -

Ngô Ngọc Bằng, Q72
 
Tổng Thư Kư:

Nguyễn Hoàng, Q73

Ban Văn Nghệ : 

Trần Quảng Nam, Q73 -  

Ng~ Thị Thuận Châu, Q73

 

Ban Báo Chí :

Nguyễn Quang Nghinh, Q73 -  

Ng~ Thị Ngọc Dung, Q73

 

Ban Thể Thao :

Mai Cao Tăng Q73 -

Ng~ Thị Kim Khánh, Q73 
 
Ban Trật Tự :

Phạm Văn Việt, Q72 -

Dương thị Quư, Q72

 

Ban Xă Hội : 

Bùi Thanh Vũ, Q73 -

Phạm Thị Oanh, Q72

 

Ban Học Tập :

Phạm Trung Thành, Q73 -

Ng~ Thị Kim Phượng, Q73


Ban Sinh hoạt học đường :

Phạm Văn Đệ Q72

 

 

 

Niên Khóa 1972-1973:

Đại diện nam sinh:

Chủ Tịch: Nguyễn Trung Vinh

Phó Chủ  tịch: Nguyễn Tri Phương

Tổng Thư ký: Đỗ Ngọc Vinh

TKTrTu: Mai Cao Tăng

TKVN: Vơ Thanh Long

TKBC: Nguyễn Mạnh

TKTT: Nguyễn Đức Dũng

TTHT: Phan Khắc Thành

TKXH: Hoàng B́nh Hải


Đại diện Nữ Sinh:

Chủ tịch: Nguyễn Thị Kim Thanh

Phó chủ tịch: Lương Thị Điều

Tổng Thơ Ký: Hoàng Thị Đông

TKTrTu: Nguyễn Thị Kim Xuân

TKVN: Nguyễn Thị Kim Cúc

TKBC: Nguyễn Thị Mai Liên

TKTT: Nguyễn Thị Kim Khánh

TKHT: Nguyễn Thị Mai Phương

TKXH: Nguyễn Thị Oanh

 

 

 

Niên Khóa 1973-1974:

Đại diện Nam Nữ Sinh:

Nguyễn tri Phương - Nguyễn Xuân Hùng

Đinh thị Hạnh - Nguyễn thị Ngọc Yến

 

Tổng - Phó Tổng Thư Ký và Thủ Quỹ

Đoàn Ngọc Long - Mai thị Bích Thủy

 

Khối Trật Tự - Khánh Tiết

Hà Hồng Hải - Trần thị Kim

 

Khối Thể Thao

Nguyễn Xuân Hùng - Nguyễn thị Thanh Hà

 

Khối Xã Hội
Lê Trọng Điểm - Phạm Kim Hoàng

 

Khối Học Tập và Du Khảo

Phạm Ngọc Hưởng - Nguyễn thị Hạnh

 

Khối Văn Nghệ

Đặng Phi Long - Nguyễn thị Vinh

 

Khối Báo Chí

Hoàng văn Nam - Nguyễn thị Anh Anh

 

Khối Sinh Hoạt Thanh Niên

Nguyễn Mạnh Hùng - Đào thị Dỹ

 

 

 

 

 

Niên Khóa 1974-1975:

Đại Diện Trưởng nam sinh: : TRẦN ĐỨC HIỆP

Đại Diện Trưởng nữ sinh : ĐINH THỊ THI

Đại Diện Phó Nam sinh : LÊ TRỌNG ĐIỂM

Đại Diện Phó Nữ sinh : NGUYỄN THỊ KIM THANH

Tổng thư kư : NGUYỄN TRUNG QUANG - BÙI TUYẾT MAI

Trưởng khối Báo chí: : LÊ XUÂN SƠN - NGUYỄN THỊ HẠNH

Trưởng khối TT : ĐINH VĂN DŨNG - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẬU

Trưởng khối Xă hội: NGUYỄN VĂN HẢI - LÊ THỊ KIM LIÊN

Trưởng khối Trật tự & Khánh tiết: VŨ VĂN VƯƠNG - BÙI THỊ GIÁO

Trưởng khối sinh hoạt: PHẠM VĂN THIỆN - VŨ THỊ KIM THANH

Trưởng khối Học tập & Du khảo: NGUYỄN THÀNH CÔNG - NGUYỄN THỊ MAI TRÂM

Trưởng khối Văn nghệ: NGUYỄN VĂN MINH - ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC


 

 


 

 

Các Ban Đại diện Học Sinh

Trung học Kỹ Thuật QGNT Sàigon.

 

Niên Khoá 1971-1972

-Truởng Ban Đại Diện : Hoàng Phan Cư
-Phó Truởng Ban : Đào Gia Ất
-Tổng Thư Kư : Lê Viết Yên
-Thủ Quỹ: Trần Thị Kim

Các Truởng Phó Tiểu Ban:
Ban Thanh Niên :
Nguyễn Duy Cao- Đinh Hữu Vị
Ban xă Hội :
Trần Thị Ánh Hoa - Phan Quư Toàn
Ban Học Tập Kỷ Luật:

Huỳnh Khuơng Trung - Nguyễn Trọng Tuyên
Ban Ngoại Giao liên Lạc :
Bùi Văn Chu - Lê Anh Quân
Ban Khánh Tiết Trật Tự :
Hoàng văn Thuy - Lê Thị Hoàng

 

Niên Khóa 1972-1973

Tổng Thư ký: Dương Văn Hữu

Phó Tổng Thư Ký: Đỗ Khắc Hùng

Ban Văn Nghệ-Báo chí: Lê Anh Quân-Phạm Quốc Gia

Ban Thể Thao-Trật Tự: Vũ Công Thanh-Tạ Trung Đức

Ban Xã Hội-Khánh Tiết: Lưu Mộng Hoàng-Lê Minh Rạng

 

 

 

 


Cô Công An cùng học sinh

 

Các Ban Đại diện Học Sinh

Trung học Tổng Hợp QGNT Sàigon.

 

Niên Khóa 1974-1975


Trưởng BĐD: Nguyễn Thành Lâm
Phó BĐD : Lưu Minh Trí
Thư kư kiêm thủ quỹ: Nguyễn thị Tuyết

TB Học Tập : Trần Thành Khoa
TB Báo Chí: Vơ thị Minh Phượng
TB Văn Nghệ: Nguyễn thị Kim Phụng
TB Thể Thao: Nguyễn Ngọc Phương
TB Xă Hội: Huỳnh Thanh Phong
 

 

................

 

MỘT VÀI KỶ NIỆM VỚI THẦY CÔ TẠI HOA KỲ.


...Khoảng năm 88-89 tại San Jose, trong một buổi tụ họp các anh chị em QGNT bắc Cali, có một thầy lại tham dự và cho biết tên là thầy Quí (???) và đang làm cho Sở Xă Hộị Kể từ đó đến nay, bặt tin tức của thầỵ

Khoảng năm 90 th́ tôi có đi ăn đám cưới cuả con gái cô Bảo Ngọc cũng tại San Jose, tại đám cưới này có cả chị Đinh Thị Hạnh QGNT 74 và một số các bạn từ Nam Cali lên.


Trước đó hay sau đó th́ có thầy Đắt dạy Pháp văn qua đời, anh chị em QGNT Bắc Cali đi đám tang thầy khá đông. Phần đông các thầy cô đi đám tang này là các thầy cô dạy môn Pháp Văn, có thầy Huỳnh Quang Ân từ bang Washington xuống.

Nói về thầy Ân th́ khi thầy mới qua Mỹ, nhân dịp gia đ́nh anh em tôi đi vacation qua Canada, khi đi ngang Seatle, Washington, có ghé nhà thầy chơị. Cô vợ cuả thầy có đăi ăn hột vịt lộn cùng cơm gia đ́nh thật ngon, c̣n nhớ cô cứ nh́n đưá cháu trai con cuả anh Phú và nói " Phải thầy Ân có đứa con trai như cháu đây th́ ông ấy chắc đội lên đầu quá ..."

C̣n nhớ rơ hôm đó là ngày Lễ Độc Lập, v́ buổi tối khi đi ngang khu Space Needle, từ freeway thấy pháo bông bắn rợp trời, soi sáng những building cao cuả thành phố Seatle...trông thật đẹp.

Thời gian 90-91 có nhiều gia đ́nh VN qua Mỹ theo diện HO, gia đ́nh thầy Phan Văn Cự cũng qua San Jose trong dịp nàỵ Kỳ Đại hội QGNT đầu tiên tại hải ngoại năm 1992, tôi có chở thầy Cự từ bắc xuống nam Cali tham dự . Tại đại hội dĩ nhiên có rất nhiều thầy cô, nhưng tôi nhớ nhất là thầy Nguyễn Khánh Do v́ có học thầy môn Toán năm lớp 12.

Được biết lúc đó thầy Do cư ngụ tại thành phố Houston bang Texas và thầy có viết văn làm báo và là chủ nhiệm tờ báo trào phúng Con Vịt. Sau này thầy có cả trang web Convit.com. Thầy Do là thầy đă tham dự tất cả các kỳ đại hội QGNT ở Cali và Texas.

Tại Đại hội 2007 ở Nam Cali tôi có nhắc lại với thầy là em vẫn nhớ trong Sổ Học Bạ năm lớp 12, không biết thầy có phê em " học được, có cố gắng " như các thày cô khác hay không, nhưng em nhớ nhất là thày phê em " đứng đắn " .

Ở Đại hội tôi cũng gặp thầy Nguyễn Lộc Thọ dạy Triết và Công dân, thầy Thọ vẫn dáng dấp có vẻ lè phè dễ dăị Tôi có đuà với thầy là hồi đi học nhớ thầy nhất là thầy hay mặc quần thấp.

Cho tới năm 2003 đại hội tại San Jose, tôi có dịp liên lạc với các thầy cô bằng diện thoại, emails , thơ bưu điện để kính mời quư thầy cô tham dự đại hội...th́ có thầy Trương Thế Khôi trả lời bằng email sớm nhất, bây giờ tôi vẫn c̣n giữ email này:


Khoi Truong <Khoi.Truong@ Halliburton. com> wrote:
Em Khanh,

Thay va Co dang chuan bi de tham du Dai Hoi voi cac em . Suc khoe thay tuong doi da kha quan nhieu .
Thay co se di cung voi phai doan cua cuu hs Son , Son da tiep xuc va noi chuyen voi em ? Hinh nhu Son
muon co ve may bay xong xuoi roi moi xin giu cho o khach san . Con ve Dai Hoi nhu the nao cho thay biet.
Em cho thay gap so dien thoai cua : thay Bui quoc Tuong , thay Le khac Chan va thay Tran dinh Thanh.
Thay doc website , thay tien trinh DH rat khich lẹ Nhiet tam cua ban to chuc khong che vao dau duoc.
Dia chi email nay cua thay la dia chi o trong so , se khong con dung nua trong 2 ngay toi vi thay ve huụ
Vay em goi ve cho thay tai dia chi email o nha : Khoi@wt.net
Cho thay goi loi hoi tham cac em.
Thay,
Truong the Khoị


Tôi nhớ thầy Khôi nhiều v́ có học môn Toán cuả thầy năm đệ tam và biết nhà thầy nằm trên đường Công Lư, gần Hiền Vương. Khu này có nhà cuả người bạn là Nguyễn Thiết Thạch trong hẽm 286 mà tôi hay đến chơi, mỗi lần đi ngang thường thấy thầy trong nhà.

Khoảng năm 2004 hay 2005 thật bàng hoàng hay tin thầy mất tại Houston. Thật là không công bằng khi thầy mới bắt đầu về hưu, chưa kịp hưởng nhàn sau bao năm làm việc vất vả.

Tại Đại hội 2003cô Nguyễn Thị Ngọc Nga, dạy môn Anh văn lớp đệ tam, cô Nga ở măi tận một thành phố gần Torronto, Canada, tôi có hưa với cô là sẽ ra phi trường đón cộ Buổi trưa thứ sáu hôm đó, sau khi đón các bạn khác và đi ăn trưa, tới giờ đi đón cô th́ xe bị bể bánh, may sao nhờ anh Huỳnh Khương Trung đi đón dùm. Năm đó cùng cô Nga có cô em cuả cô cũng từ Canada qua dự đại hội, cô em này cũng là cựu học sinh QGNT.

Cũng nhờ cô Nga c̣n giữ tấm hinh chụp chung lớp dệ tứ hay đệ tam mà cô làm Giáo Sư Hướng Dẫn, chúng tôi mới có được một tấm hinh chụp chung như vậỵ

Trước Đại hội, nhờ Kim Nga, em Kim Ngân, tôi liên lạc được với cô Phạm thị Thu Hoài, cô giáo dạy Toán năm đệ tứ, cô Hoài ở măi tận bang Floridạ Cô người Huế và có khuôn mặt hiền hậụ

Vui nhất khi gặp lại thầy Phạm Nghệ, dạy nhạc. Thầy đến San Jose sớm nhất từ tối thứ năm, tôi có ra phi trường đón thầỵ Vưà gặp mặt là thầy lôi ra ngoài hút thuốc, sau chuyến bay dài nhiều giờ từ East Coast không được hút. Năm đó 2003 thầy đă 75 nhưng giọng nói và tiếng cười nghe vẫn sang sảng và ḍn tan.

Có dịp đi ăn phở với thày và thày Cự, nghe hai thầy nói chuyện cười đuà vui vẻ lắm. Cứ nhớ những ǵ thầy nói đuà : " Ở đây (Mỹ) không nói được tiếng Anh là coi như câm, không biết lái xe là hai chân coi như què, không nghe hiểu được tiếng Anh là đôi tai coi như điếc ..." kinh qua những kinh nghiệm lúc mới tới Mỹ thầy đi xin việc đánh đàn violin cho một dàn nhạc hoà tấu lớn.

Năm 2006 th́ có cô Phùng thị Tần từ Torronto qua San Jose chơi, cô Tần là bạn thân của cô Bảo Ngọc và ca sỹ Nguyệt cuả Ban Tam Ca ???, cả ba người học chung từ hồi c̣n ở miền bắc trước năm 54.

Dịp này cô Bảo Ngọc có mời một số thầy cô và học sinh lại nhà con cuả cô ở Santa Clara để đón tiếp cô Tần. Hôm đó có rất đông thầy cô và học tṛ, có cả thầy Hoàng Xuân Thiệu từ Sacramento xuống.

Cách nay gần một năm, phu quân cuả cô Tần qua đời tại Torronto, Canada, tôi có nói chuyện với cô Bảo Ngọc về việc mua hoa phúng điếu cho cô Tần. Tôi có nhớ lời cô tâm sự khi sắp sửa cúp phone : " ...các thầy cô giờ đă yếu rồi, chẳng đi được đâu, chỉ c̣n biết ngồi nhà, lâu lâu gọi hay ngóng trông chiếc điện thoại, nói chuyện dăm ba câu với nhau cho đỡ buồn ......".

 

Mai Viết Khánh QGNT73
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian trôi chày không ngừng. Không ai tắm hai lần trong cùng một ḍng sông (Heraclitus) Và vũ trụ cũng không thôi biến dịch. Ba mươi năm băi biển hoá nương dâu. Vướng mắc giữa hai ḍng chảy ấy, con người, sống, để trải nghiệm, để chứng tri, để tôn vinh và thương xót cho những đổi thay. Sự kiện, tự nó đă mang tính chất thời gian và không gian. Dưới con mắt nhân gian, sự kiện trở nên chuyện kể để lưu truyền. Gia đ́nh có phả hệ, quốc gia có lịch sử. Và những biên niên, tùy theo khuôn khổ của đoàn nhóm, theo tính chất của tập thể mang những tên gọi khác nhau.

Ở đây chúng ta nói về kỷ yếu. Như tập hợp những mốc dấu để con người có điểm quy hồi. Chúng ta không có duyên may gần gũi nhau dài lâu, nhưng có nhiều cơ hội để gặp gỡ và hồi niệm. Chúng ta riêng lẻ, đă có những tháng năm sống và chia sẻ theo đúng nghĩa đơn sơ nhất của ngôn từ. Chẳng cần phải kể lại những khó khăn, đau xót của cùng quẫn và chia ĺa, nhưng nơi những con người đă nếm, trải, chung, chia, đă nẩy sinh một mối dây liên kết tuy có mong manh song chẳng phải là không bền chắc. Những chuyến công tác, những kỳ trại hè, những lần dă ngoại gần xa, và cả những lần mang chuông đi đấm xứ người, anh chị em chúng ta đă chúng tỏ được t́nh yêu thương đùm bọc, và những cố gắng vươn lên đến những hạn cực cao vời.

Kỷ Yếu. Như một tấm gương để chúng ta soi t́m lại trong ḍng sông kỷ niệm, h́nh bóng của ḿnh trong chuỗi dài của đổi thay hai chiều thời không nghiệt ngă, mà chúng ta những người nằm trong giao điểm một cách t́nh cờ, đă tham dự hết ḷng với những khóc cười trôi nổi. Xin cảm ơn những ngẫu nhiên mà định mệnh đă dành cho ta một lối mở vào tương lai từ những ngặt nghèo trong quá khứ. Và cảm ơn sự bao dung của chuyện kể để chúng ta có một chỗ để quay về, với những thân t́nh, h́nh ảnh, và những ḍng chữ sẽ thấm vào hơi thở, như một sưởi ấm giữa khi lạnh lẽo của cuộc đời.

 

 

 

 

 

Mốc Thời Gian

1962: Bác sỹ Trương Khuê Quan vận động khởi công xây cất cơ sở.

1963: Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc ra đời. Khánh thành và khai giảng trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử Saì gòn.


1964: Một phần Khu Nội trú hoàn thành xây cất và bắt đầu thâu nhận nội trú sinh nữ.


1965: Hoàn thành xây cất văn phòng Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc.

1966: Hoàn thành xây cất và khai giảng trường trung học Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử.



1967: Bộ Cựu Chiến Binh được thành lập, Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc từ Bộ Quốc Phòng được chuyển qua Bộ Cựu Chiến Binh thành Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử.


Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Huế khai giảng niên khóa đầu tiên.

1968: Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Đà Nẵng khai giảng niên khóa đầu tiên.

1969: Trường Tiểu Học Quốc Gia Nghĩa Tử Biên Hoà khai giảng niên khóa đầu tiên và thâu nhận nội trú sinh.

1970: Khu Bệnh Xá được xây cất xong bên cạnh Khu Nội trú.
Khánh thành Thư Viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử Sài gòn.

1971: Trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử Cần Thơ khai giảng niên khóa đầu tiên.

1972: Trường trung học Tổng Hợp Quốc Gia Nghĩa Tử khai giảng niên khóa đầu tiên.

1973: Hoàn thành Khu Nội Trú nam sinh và bắt đầu thâu nhận nội trú sinh nam.

1975: Quốc Gia Nghĩa Tử bị xóa tên cùng tất cả các cơ sở trên toàn miền nam Việt nam.

 

 

 

DANH SÁCH CỰU GIÁO SƯ

CÁC TRƯỜNG QGNT SAIGON

 

HỌ   TÊN  MÔN DẠY CƯ NGỤ TRG
Nguyễn Thị  Ái  Vạn Vật VN  
Nguyễn Thị Công  An Kinh Tế GĐ-Nữ Công USA TH
Tran Thị Gia An Pháp Văn USA  
Huỳnh Văn Ân Pháp Văn USA  
LÊ Thị Ẩn  Lý Hóa USA  
Nguyễn thị Anh Anh Văn   TH
Nguyễn Ngọc Anh Kỹ Nghệ Gỗ-Sắt   KT
Hồng Quang  Anh Lý Hoá VN  
Văn Kim Anh Lý Hóa    
Trịnh Phan  Anh Vật Lư USA  
Lê Thái  Ất Công Dân Giáo Dục USA  
Lâm Hữu Bàng Pháp Văn-Việt Văn VN  
Nguyễn Huy  Bảo Sử Địa USA  
Lý Thành Báu Pháp Văn    
Nguyễn Văn Bảy Xưởng Mộc   KT
Lưu Công  Bình Anh Văn    
Phan Văn  Bình Pháp Văn USA  
Châu Văn Bông Thể Dục   KT PT
Trần Văn Bông   USA  
Nguyễn Mạnh Cầm Công Dân Giáo Dục    
Lê Thị Hoàng  Cầm Lý Hoá   TH
Lê Thị Hồng  Cẩm Anh Văn   TH
Lê Khắc  Chấn Toán USA  
Đỗ Thị Kim  Châu Anh Văn   KT
Phạm Đăng Châu Việt văn    
Đỗ Dương Chi Anh Văn USA  
Vũ Kim Chi Vạn Vật USA  
Phạm  Chí Kỹ Nghệ Họa   KT
Lâm Bá  Chí Sử Địa   TH
Triệu Thị  Chơi Kinh Tế GĐ VN TH
Phan Tấn Chữ Xưởng Điện Tử   KT
Lý Công Chuẩn Anh Văn VN  
Ngô Quang  Chương Anh Văn VN  
Trần Thị Chương Phòng Thí Nghiệm Anh  
Phan Văn Cự Lý Hóa USA  
Trần Thị Cu'c   USA  
Huỳnh Sơn Cương Tóan    KT
Võ Phú Cường Cơ Khí Ô Tô   KT
Đặng Mạnh Cường  Anh Văn   KT
Bùi  Dã Việt Văn VN KT PT
Nguyễn Thị Thọ  Đa Công Dân Giáo Dục USA  
Bùi Văn Đắc Hạnh Kiểm-Thể Dục   KT
Vũ Xuân Đào Anh Văn USA  
Nguyễn Xuân  Đạo Việt Văn VN  
Trần Văn Đắt Pháp Văn VN  
Nguyễn Tất Đạt Anh Văn VN  
Nguyễn Trọng Đạt Lý Hóa    
Phan Văn Đạt Việt Văn    
Trần Văn Đạt Pháp Văn VN  
Lê Thị Đẹp Mỹ Thuật Hoạ   KT
Vũ Viết Di  Anh Văn USA  
Nguyễn khuê Diễm Pháp Văn    
Nguyễn Thị Diễm   USA  
Trần Thị Ngọc Diệp Anh Văn    
Hồ Thị Ngọc Diệp Toán    
Nguyễn Duy Định Mỹ Thuật Hoạ   KT
Nguyễn Văn Định Toán-Lý Hóa   KT
Nguyễn Khánh Do Toán USA  
Nguyễn Văn Đời Thể Dục    PT KT
Đặng Trần    USA  
Nguyễn Trọng  Đức Việt Văn   TH
Hoàng Mai  Dung Anh Văn USA TH
Nguyễn Thị Xuân Dung Anh Văn   TH
Bùi Thu Dung Sử Địa VN  
Nguyen Thi Dung Sử Địa Canada  
Vơ Thị Ngọc  Dung Việt Văn -Sử Địa VN  
Nguyễn Kim Dũng Việt Văn    
Trần Quốc Giám Sử Địa USA  
Hà Canh Nông   TH
Lê Văn Hai Công Dân Giáo Dục    
Nguyễn thị  Hải Kinh Tế GĐ   TH
Trần Mộng  Hải Kinh Tế GĐ   TH
Huỳnh Thanh Hải Kỹ Nghệ Họa   KT
Nguyễn Thanh  Hải Kỹ Nghệ Họa   KT
Ngô Đức  Hải Sử Địa-Công Dân USA KT
Trân  Hải Toán    
Nguyễn Đình Hải Vạn Vật    
Trần Thạch Hậu Công Dân Giáo Dục    
Dương Công Hiến Pháp Văn   KT PT
Nguyễn thị  Hiếu Anh Văn-Toán-Công Dân VN TH PT
Trần Ngọc Hồ Công Dân Giáo Dục VN PT KT TH
Hà Lương Hoa Công Dân Giáo Dục    
Nguyễn Thị  Hoa Thể Dục   TH
Trần Mai  Hoa   VN  
Huỳnh Thị  Hoà Hội Họa    
Lê thị  Hoà Kinh Tế GĐ-Nữ Công Australia TH
Nguyễn thị Hoà Lý Hóa USA KT
Vũ Thị  Hoà Việt Văn    
Phạm Văn Hoà Xưởng Điện Nhà   KT
Đỗ Trọng  Hoà Xưởng Điện Tử Japan KT
Nguyễn Thị Xưng Hòa Lý Hóa USA KT
Nguyễn Thị Thu  Hoài Toán USA  
Nguyẽn Khoan Hồng Kỹ Nghệ Họa USA KT
Nguyễn Văn Hồng Lý Hóa   KT
Nguyễn Thị Xưng Huê Nữ Công Gia Chánh   KT
Đỗ Thị  Huệ Công Dân Giáo Dục VN  
Đỗ thị  Huệ Toán   TH
Nguyễn Thu Hương Lý Hóa    
Phan Thu Hương Sử Địa    
Huỳnh Ngọc  Hương Thể Dục    
Nguyễn thị  Hường Kinh Tế GĐ VN TH
Phan Thu Hường Thể Dục    
Lân Võ Huỳnh Pháp Văn    
Bửu Khải Anh-Pháp Văn Úc  
Lê Đức Khanh Anh Văn USA  
Nguyễn Phúc Khánh Toán    
Bùi Văn Khánh Anh Văn USA  
Võ Duy Khiết Công Dân Giáo Dục    
Huỳnh Thành  Khiết Hội Hoạ VN TH PT
Nguyễn Thanh  Khiết Toán USA  
Nguyễn Thế Khoa Sử Địa    
Võ Xuân Khoa Pháp Văn    
Trần Văn  Khoa Sử Địa    
Vũ Đình Khoái Anh Văn USA  
Trương Thế Khôi Toán USA  
Lê Văn Khởi Canh Nông   TH
Phạm Văn  Khừ Anh Văn    
Nguyễn  Khuê Việt Văn VN  
Phạm Đình Khuyến Toán VN  
Châu thị Minh Kim Sử Địa VN TH
Nguyễn Đức  Kim Toán    
Nguyễn Thị Mỹ  Lai Việt Văn    
Nguyễn Quý Lãm Âm Nhạc   TH
Trần Bích Lan Triết VN  
Nguyễn Phương Lan Vạn Vật USA  
Phạm Văn Lâu Hạnh Kiểm    
Đặng Văn  Lâu Sử Địa VN  
Lưu Thị  Lệ Anh Văn VN  
Pham Thanh Liêm Triết USA  
Lương Văn Liên Sử Địa    
Nguyễn thị Kim  Liên Việt Văn VN TH
Lê Thị Kim  Liên   VN  
Đỗ thị Lĩnh Sử Địa USA  
Trần Thị Kim Loan Lý Hóa USA  
Hoàng Thị  Lộc Sử Địa USA TH PT
Hoàng Đình Lộc Pháp Văn USA  
Nguyễn Phúc Lộc Triết    
Dương Xuân  Lợi Anh Văn VN  
Đặng Hữu Lợi Lý Hoá   TH
Phạm Như  Long Anh Văn VN  
Đặng Thị Thanh  Long Nữ Công VN TH KT
Nguyễn Thanh  Long Nữ Công    
Huỳnh Hữu Luận Việt Văn VN  
Trần Cao Luận Pháp Văn    
Ôn Tấn Lượng Công Kỹ Nghệ USA TH
Trần Khắc Lượng Lý Hóa France KT
Lê Đình Lý Vật Lý    
Trấn Phương Mai Việt Văn VN  
Đặng Mẫn Toán   TH
Phan  Mật Vạn Vật-Toán    PT KT
Lương Kiều Miên Âm Nhạc    
Hồ văn Miêng Điện KT-Cơ Khí VN KT
Trần Bửu Minh Toán USA  
Hoàng Thị Minh Việt Văn    
Thầy Mạnh Anh Văn   TH KT
Nguyễn Cao  Mỹ Kỹ NghệHọa USA KT
Nguyễn Hoài Nam Canh Nông   TH
Nguyễn Thanh  Nam Toán    
Nguyễn Thị Ngọc Nga Anh Văn Canada PT TH
Nguyen Thi Xuân Nga Việt Văn USA  
Trịnh Công  Ngàn Toán    
Phạm  Nghệ Âm Nhạc USA TH PT
Quỳnh Văn Nghĩa Sử Địa    
Phạm Quan Nghĩa Việt Văn    
Phạm Thị Bảo Ngọc Pháp Văn USA  
Vũ Trọng Ngọc      
Nguyễn Thành Ngôn Công Dân Giáo Dục    
Vơ Hoài  Nguyên Toán VN  
Nguyễn Văn Nhạc Hiệu Đoàn    
Huỳnh Thị  Nhạn Sử Địa    
Nguyễn Văn Nhu Công Dân Giáo Dục    
Nguyễn Thị Nhung Công Dân Giáo Dục    
Hồ Thị Ngọc Nữ Việt Văn USA  
Cao Kim  Nương Âm Nhạc VN TH
Trần thị Kim Oanh Anh Văn-Công Dân USA  
Bùi Thị Oanh Lý Hóa USA  
Nguyễn văn  Paul Phòng Thính Thị   TH
Vương Thành Phát Kỹ Nghệ Sắt   KT
Nguyễn Hữu Phi Kỹ Thuật Điện   KT
Nguyễn Đôn Phong Sử Địa Canada  
Phạm Trọng Phu Anh Văn-Sử Địa USA KT
Nguyễn Xuân Phúc Âm Nhạc    
Đỗ thị Phụng Anh văn USA KT
Phạm Minh Phương Việt Văn    
Nguyễn Minh Phương Việt Văn-Lý Hóa    
Nguyễn Huy  Quang Công Dân Giáo Dục    
Trần Thị Mạnh  Quang Công Dân Giáo Dục  USA  
Lê Văn Quang Ky Nghệ Họa VN KT
Nguyễn Thành Quang Pháp Văn    
Trần Đăng Quang Toán Canada TH PT
Nguyễn Huy Quang Việt Văn    
Nguyễn Đức  Quảng Sử Địa France TH
Phan Quệ Hội Họa USA  
Phạm Minh Quí Triết USA  
Đặng Vũ T  Quy Vạn vật    
Nguyễn Bạch Quỳ Lý Hoá   TH
Tôn Thất  Quỳnh Canh Nông   TH
Huỳnh Ngọc  Sang Anh Văn    
Sâm Việt Văn   TH
Tô Văn Sẻ Triết    
Nguyễn  Sơn Toán VN  
Ngô Thị Băng  Sơn Vạn Vật VN  
Võ Kim Sơn Vạn Vật USA  
Nguyễn Thiện Sự Toán   KT
Công Tằng TN Thu Sương   USA  
Đặng Trần Sỹ Toán   KT
Phan Thanh  Tâm Công Dân GD USA  
Huỳnh Minh  Tâm Công Kỹ Nghệ VN KT TH
Hoàng Thị  Tâm Lý Hóa   KT
Huỳnh Hữu  Tâm Giám Học   KT
Lê Minh  Tâm   VN  
Diệp Vĩnh Tấn Pháp Văn VN  
Lê Quan  Tấn Pháp Văn VN  
Lê Quốc  Tấn Vạn vật USA  
Phùng Thị Tần Pháp Văn Canada  
Đặng Thị Thái Anh Văn    
Vũ Công Thân   USA  
Hoàng Thị Đan Thanh Sử Địa-Vạn Vật-CD    
Trần Đình Thành Anh Văn USA  
Hồ Văn Thành Xưởng Điện Nhà   KT
Hoàng Đình Thành   USA  
Tống Phước  Thạnh Toán    
Trịnh Thị  Thảo Vạn vật    
Phạm Thị Tích Thiện Công Dân Giáo Dục    
Hoàng Xuân Thiệu Sử Địa USA  
Đặng Hưng  Thịnh Anh Văn USA  
Lưu Thị  Thơ Việt Văn VN  
Nguyễn Thế  Thọ Kỹ Nghệ Mộc VN KT
Nguyễn Phúc  Thọ Toán   KT
Nguyễn Trọng Thọ Toán   KT
Nguyễn Lộc  Thọ Triết-Công Dân USA KT PT
Nguyễn Văn Thơm Vạn Vật USA  
Trịnh Văn Thông Cơ Khí Ô Tô   KT
Nguyễn Chí Thông Toán   KT
Phan Hữu  Thông Việt Văn VN TH
Nguyễn Thị Ánh Thu Toán-Vạn Vật    
Nguyễn Văn Thu Việt Văn Canada  
Nguyễn thị  Thuật Công Dân Giáo Dục VN TH
Nguyễn Thị Thục Công Dân Giáo Dục    
Pham Thi Thục Vạn Vật-Lý Hóa France  
Nguyễn Văn Thưởng Toán   KT
Phạm Thị Ngọc Thúy Lý Hóa    
Lại Thị  Thủy Lư Hóa    
Nguyễn Thanh  Thủy Lư Hóa    
Lâm Thị Bích  Thủy Việt Văn-Anh Văn VN  
Cao Thị Thủy  Tiên Sử Địa VN  
Phan Huy Toán VN  
Trần Thành Tôn Toán   KT
Phan Trương Trắc Vạn vật VN  
Hồ Công  Trí Anh Văn VN  
Trần Đình  Trị Anh Văn USA  
Nguyễn Khắc  Trung Lư Hóa    
Nguyễn Trương Anh Văn    
Lữ Anh Tú Lý Hóa  Sweden  
Huỳnh Văn Trường Toán  Canada  
Trần Thị Ngọc  Tú Anh Văn   TH
Bùi Quốc Tường Toán USA  
Phan Trương  Tuy Toán VN  
Phan thị Lâm  Tuyền Vạn Vật USA TH
Trầm Ngọc Tuyết Nữ Công Gia Chánh   KT
Trương Thị Đạm Tuyết   USA  
Nguyễn Hàn  Tý Kỹ Nghệ Họa USA KT
Đỗ Đại Thanh Vân Kỹ Nghệ Họa VN KT
Đặng Thị  Vân Pháp Văn    
Kỷ Thanh Vân Toán    
Nguyễn Thành  Vân Toán VN KT PT
Phan Thị Xuân Vân Việt Văn-Sử Địa    
Trần Xuân Văn Sử Địa    
Trần Thị Thu Vân Âm Nhạc USA  
Ninh Thế Việt Pháp Văn   KT
Hoàng  Vinh Lý Hóa-Việt Văn   TH PT
Vũ Thị  Vinh Toán    
Vũ Ngọc Vĩnh Lý Hoá USA  
Đào Văn Vượng Lý Hoá USA  
Nguyễn Văn Vỹ Việt Văn VN  
Đoàn  Xâng Toán   TH
Nguyễn Hồng  Xí Sử Địa VN  
Nguyễn Văn Xiêm Anh Văn USA  
Nguyễn Kim  Xuyến Vạn vật USA  
Nguyễn Ngọc  Yến Hội Họa-Nữ Công   USA  
Nguyễn thị  Yến Kinh Tế GĐ   TH

 

Ghi chú: Cột "Cư Ngụ" nếu để trống có nghĩa là chưa liên lạc được.

Cột "TRƯỜNG" nếu để trống là trường Phổ Thông (PT); TH là Tổng Hợp, KT là Kỹ Thuật.

 

 

 

Các Thành Tích Biểu của học sinh mang chữ ký của Thầy Cô cách nay hơn 40 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH NHÂN VIÊN GIÁM THỊ

CÁC TRƯỜNG QGNT SAIGON

 

 
Họ Tên Chức Vụ Nơi Làm
  Ái Giám Thị PT
Bui thi  Anh Hành Chánh PT
Nguyễn Thị Anh Giám Thị Noi Tru
Đỗ Quang  Anh Giám Thị PT
Lê Thị  Ánh Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Thu Ba Giám Thị Nội Trú
Phạm Văn Bính Giám Thị PT
Nguyễn Văn Chương Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Thị Cúc Giám Thị Nội Trú
Thầy Cường Giám Thị TH
Bùi Văn Đắc Tổng Giám Thị KT
Phạm Văn  Đệ Giám Thị Nội Trú
Kỳ Mậu Dung Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Khắc Dũng Giám Thị Nội Trú
Vũ Ngọc Hân Giám Thị PT
Bùi Vinh  Hạnh Giám Thị PT
Phù Liên Hoa Giám Thị Nội Trú
Huỳnh Hoa Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Thị Tuyết Hoa Giám Thị Nội Trú
Vũ Văn Hồng Giám Thị PT
Nguyen thi  Huệ Giám Thị Noi Tru
Trương Hương Giám Thị PT
Nguyễn Văn Kình Tổng Giám Thị PT
Kính Giám Thị KT
Huỳnh Văn  Lâu Tổng Giám Thị KT
Tran Thi Kim  Liẻm Giám Thị KT
Nguyen Duy Liẻm Giám Thị KT
Hoàng Xuân Liên Giám Thị PT
Hoàng Thị  Lộc Tổng Giám Thị TH
Nguyễn  Luật Giám Thị Nội Trú
Cô  Mai Giám Thị Nội Trú
Vũ Thị Mão Giám Thị PT - NT
Phạm Hữu Mậu Giám Thị Nội Trú
Nguyễn văn Minh Giám Thị KT
Ngụy Muội Giám Thị TH
Nguyễn Mười Giám Thị PT
Trần Văn Mười Tổng Giám Thị PT
Nguyễn Thị Na Giám Thị Nội Trú
Bùi Văn Nghĩa Giám Thị PT
Ngô thi  Nguyệt Giám Thị PT
Nguyễn Thị Minh Nguyệt Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Quang Nhật Giám Thị Nội Trú
Hoàng Văn Nhu Giám Thị PT
Lê Thị  Niệm Giám Thị Nội Trú
Trần Văn Phiên Giám Thị Thư Viện
Nguyễn Thị Phú Giám Thị PT
Mạc Thị Phùng Giám Thị Nội Trú
Phụng Giám Thị Noi Tru
Đỗ Thị Phương Giám Thị PT
Cô  Quế Giám Thị Nội Trú
Đặng Thị Sa Giám Thị Nội Trú
Nguyễn  Sơn Tổng Giám Thị PT
Đỗ Thị  Sỹ Giám Thị Nội Trú
Phạm Văn Thân Giám Thị PT
Đào Thị Thân Giám Thị PT
Nguyễn Văn Thăng Giám Thị PT
Nguyễn Thị  Thanh Giám Thị PT
Vũ Thị Thạo Giám Thị Nội Trú
Vũ Đức Thiêm Giám Thị PT
Trần Văn Thiên Giám Thi PT
Mai Trường Thọ Giám Thị PT
Nguyễn Thống Giám Thị An Ninh
Vũ Thị  Toan Giám Thị Nội Trú
Trần Thị Kim Trí Giám Thị PT
Ngô Đức Tựu Giám Thị TH
Nguyễn Văn Tuynh Giám Thị Nội Trú
Trần Văn Úc Giám Thi PT
Lê Văn Út Tổng Giám Thị KT
Nguyễn Thị Thu Vân Giám Thị Nội Trú
Hứa Thị Vinh Giám Thị PT
Nguyễn Thị  Vinh Giám Thị PT
Trần Thị Vinh Giám Thị Nội Trú
Nguyễn Văn Vỹ Khu Trưởng Noi Tru
Vũ Văn Vỹ Giám Thị PT
Xá Giám Thị Nội Trú

 

 

 

 

 

DANH SÁCH CỰU GIÁO SƯ

và BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG QGNT HUẾ

 
 
Họ Tên Môn
Phan Văn  Cự Hiệu Trưởng
Bửu  Đôn Hiệu Trưởng
Nguyễn Hứa  Hàm Thể Dục
Nguyễn Thi Lệ  Hằng Thể Dục