Trang Nhà quocgianghiatu.com

Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự diễn hành Tết Kỷ Sửu 2009 tại Nam California

 

 

 

Đại Hội QGNT LẦN THỨ 8 - LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM 1963 - 2013

 

 

Lời Ngỏ: Trang Kỷ Yếu 50 Năm QGNT được chia làm 3 phần:

 

Phần 1: 1963 -1975: Giới thiệu các cơ sở QGNT trên toàn cõi miền nam Việt nam gồm trường ốc, danh sách Ban Giám Hiệu, giáo sư, nhân viên các trường. Các bài viết của quý thầy cô, các bài của học sinh viết về thầy cô.

 

Phần Phụ Lục gồm hình chụp lại các tài liệu, văn bản..v.v..có liên quan tới QGNT như tờ Tường Trình Ủy Khúc, Án QGNT, Đơn xin nhập học trường QGNT, Thành Tích Biểu, Thẻ Học Sinh, các chứng chỉ, Giấy Ban Khen, hình chụp thầy cô và các lớp.v.v..

 

Phần 2: 1963-1975: Các hình ảnh và bài viết về các sinh hoạt học đường, hiệu đoàn, những chuyến du ngoạn, đi thăm các trường bạn, cô nhi viện, bệnh viện Cộng Hoà, các chương trình du học. Phần 2 cũng có các bài viết của học sinh về kỷ niệm với ngôi trường, bạn bè.

 

Phần 3: 1975 - 2013 : hình ảnh và bài viết về các sinh hoạt QGNT sau 1975.

Mọi đóng góp bài vở, tài liệu, hình ảnh cho Tập Kỷ Yếu 50 Năm QGNT xin liên lạc về:  Email: qgnt2003@yahoo.com

 

 

Phần 3: 1975 - 2013

 

In Memoriam

 

Các Hoạt Động cuả Gia Đình QGNT

 

Phần 1: 1963-1975

 

Phần 2 : 1963-1975 :Sinh Hoạt

 

 

Giới Thiệu :

Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử (QGNT) được thành lập vào tháng 9 năm 1963 tại Sài G̣n nhằm cung ứng nơi ăn ở và học hành cho con em các tử sĩ , thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa .Ngôi trường này được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được coi là một trong những cơ sở giáo dục khang trang, tân tiến nhất bấy giờ .

Đây là một chương tŕnh của chính phủ để tỏ ḷng tri ân của quốc gia đối với những người đă cống hiến xương máu hoăc hy sinh cho tổ quốc . Vào thời gian đó, đa số các gia đ́nh thương binh tử sĩ không biết đến chương tŕnh này, v́ thế, niên học đầu 1963-1964, chỉ có khỏang 500 học sinh ghi danh học tại trường QGNT Saig̣n.

Thời gian đầu, Viện chỉ có một chương tŕnh giáo dục phổ thông . Đến năm 1967, trườngKỹ Thuật được thành lập, và sang năm 1972, chương tŕnh giáo dục tổng hợop cũng được sáng lâp. Dần dần, khi số học sinh gia tăng , chính phủ tiến hành xây dựng các trường QGNT tại Huế, Đà Nẵng , Cần Thơ và Biên Ḥa ... để giúp đỡ các gia đ́nh trong khu vực có điều kiện học hành Sau 12 năm họat động, Viện Giáo Dục QGNT đă có 5 cơ sở trên ṭan quốc, với gần 400 giáo sư và trên 5000 học sinh từ tiểu học đến trung hoc.

Viện đă cung cấp hàng trăm học bổng từ nhiều quốc gia trên thế giới cho học sinh QGNT đi du học sau khi tốt nghiêp.

 

 

Chủ Đề Các Đăc San

Đại Hội Quốc Gia Nghĩa Tử

 

1992: Đặc San và Đại Hội : Vinh Danh Ca'c Thầy Cô - Trở Về Trường Cũ

1993: Đặc San và Đại Hội:  Nối Lại Vòng Tay

1995: Đặc san:  Mẹ Việt Nam - không có đại hội

2003: Đại Hội Tương Phùng - Đặc San: Tương Lai và Hy Vọng

2005: Đặc San và Đại Hội:  30 Năm Nhìn Lại 1975-2005

2007: Đặc San và Đại Hội:  Vẫn Giữ Niềm Tin

2009: Đại Hội: Ngày Hội QGNT - Đặc San: Vẫn Giữ Niềm Tin

2011: Đại Hội và Đặc San: Nối Chặt Vòng Tay

2013: Đại Hội và Kỷ Yếu : 50 Năm QGNT 1963 - 2013

 

 

 

GD/QGNT TỪ 1975 - 1992


(Ghi lại theo những dữ kiện đă được phổ biê’n trong hai tập Kỷ Yê’u QGNT 1992: Trở Về Trường Cũ và 1993: Nô’i lại Ṿng Taỵ Để tưởng nhơ’ đê’n: Ba’c Trương khuê Quan, Ba’c Bùi trọng Chi, Thầy Trần quô’c Gia’m cùng ca’c anh chị: Nguyễn thị Hồng, Nguyễn duy Ti’n và Tăng ly’ Công).


Từ sau biê’n cô’ đổi đời năm 1975, đô’i vơ’i chê’ độ mơ’i, những ǵ liên quan đê’n Miền Nam Việt Nam trươ’c kia đều trở thành đô’i tượng cần phải loại bỏ. Vơ’i chủ trương đo’, toàn bộ tài sản của Viện Gia’o Dục Quô’c Gia Nghĩa Tử được dùng vào việc kha’c; Ca’c Gia’o Sư và học sinh hiện c̣n đang theo học bị phân phô’i đi ca’c trường sở khă‘p nơị

 

Hơn thê’, ảnh hưởng chi’nh sa’ch ly’ lịch của chê’ độ mơ’i, những Quô’c Gia Nghĩa Tử đă v́ sự sô’ng c̣n mà phải dâ’u đi ca’i qua’ khư’ của ḿnh để tra’nh t́nh trạng bị trù dập, đầy đoạ; trong hoàn cảnh đo’, danh xưng Quô’c Gia Nghĩa Tử tưởng chừng như đă không c̣n hiện hữu nữạ Một sô’ i’t ca’c cựu học sinh Quô’c Gia Nghĩa Tử thoa’t ra được nươ’c ngoài vào giờ phu’t sau cùng hoặc may mă‘n sô’ng so’t sau ca’c đợt vượt biển, vượt biên kinh hoàng đă phải đô’i diện vơ’i những kho’ khăn bươ’c đầu để hội nhập vơ’i cuộc sô’ng mơ’ị

 

Vài năm sau đo’, sau khi đă tương đô’i ổn định về mặt đời sô’ng, nhu cầu t́m về vơ’i nhau đă bă‘t đầu trở nên thu’c ba’ch; đo’ đây đă co’ những lời nhă‘n t́m bạn cũ trên ca’c ba’o Việt ngữ được phổ biê’n trên nhiều tiểu bang và ca’c quô’c gia nơi co’ đông người Việt cư ngụ, dầu sao cũng vẫn chỉ là những liên lạc lẻ tẻ giữa những bạn bè cùng lơ’p hoặc co’ quen biê’t nhau khi c̣n học chung ở Trường.

 

Bên cạnh đo’, một sô’ cựu Gia’o Sư cũng co’ những liên lạc vơ’i nhau trong t́nh đồng nghiệp cũ. Tâ’t cả những sinh hoạt riêng lẻ no’i trên đă là mô’i giây liên lạc cần thiê’t tạo thành nhân tô’ khởi đầu cho những lần họp mặt lơ’n rộng sau nàỵ Ca’c lần họp mặt (tại Hoa Kỳ) được ghi nhận như sau: (*)


- Năm 1988, nhân dịp Gia’o Sư Phạm Nghệ từ Louisiana sang thăm California qua lời mời của một cựu học sinh QGNT: chị Nguyễn thị Hồng (Chai). Buổi họp mặt này ngoài chị Hồng ra c̣n co’ ca’c Thầy Cô: Nguyễn lộc Thọ, Nguyễn huy Bảo (đă mâ’t), Bùi quô’c Tường, Vơ kim Sơn, Hoàng thị Lộc, Nguyễn thị thọ Dda, Lê thị Ẩn. Cựu Viện Pho’ Bùi trọng Chi (đă mâ’t) bị bịnh bâ’t ngờ nên phu’t cho’t không thể tham dự được.


- Mùa Hè năm 1990, buổi họp mặt lần này được tổ chư’c tại Công viên một dặm vuông (Miles Square Park, Fountain Valley, California) nhân dịp Ba’c Sĩ Cựu Viện Trưởng Trương khuê Quan (đă mâ’t) từ Hoà Lan sang thăm Hoa Kỳ. Lần họp mặt này đă co’ thêm một vài Thầy Cô mơ’i sang định cư: Thầy Vũ kim Chi, Thầy Hoàng đ́nh Lộc, Thầy Trần quô’c Gia’m, Thầy Nguyễn mạnh Cường, Thầy Nguyễn tri Văn, Cô Trần thị mạnh Quang và hai cựu học sinh: Nguyễn thị thủy Hạnh, Lê Phương.


- Tha’ng 11 năm 1990, một buổi họp mặt được tổ chư’c tại nhà hàng Mai Mai ở thành phô’ Long Beach nhân cơ hội Ba’c Bùi trọng Chi từ tiểu bang Oregon và Cựu Hiệu Trưởng trường QGNT Hoàng xuân Thiệu vừa mơ’i định cư ở Sacramento cùng gia đ́nh Thầy Lê quô’c Tâ’n từ Bă‘c California xuô’ng thăm. Ngoài ca’c Thầy Cô c̣n co’ khoảng 20 cựu học sinh và gia đ́nh. Đây là buổi họp mặt co’ sô’ người tham dự đông nhâ’t từ trươ’c đê’n naỵ.


- Tha’ng 6 năm 1991, một buổi họp mặt thu gọn được tổ chư’c tại tư gia của Thầy Lê quan Tâ’n gồm ca’c Thầy Cô và vài học sinh hiện đang cư ngụ quanh khu vực Bă‘c California; ngoài ra co’ sự tham dự của Ba’c Bùi trọng Chị Vâ’n đề nghĩa vụ Tương thân tương trợ cho ca’c Thầy Cô và ca’c cựu học sinh QGNT c̣n ở tại quê nhà đă được đề cập đê’n do Ba’c Bùi trọng Chi chi’nh thư’c đư’ng ra kêu gọi sự đo’ng go’p, căn bản dựa trên danh sa’ch ca’c Thầy Cô và một sô’ i’t cựu học sinh đă liên lạc được. Kê’t quả đă vượt khỏi dự liệu lu’c ban đầụ Một phần lơ’n sô’ tiền đo’ng go’p đă được một cựu học sinh chuyển về VN vào tha’ng 12 năm 1991.


Qua ca’c lần họp mặt trong t́nh thân giữa ca’c Thầy Cô và một i’t cựu học sinh QGNT nêu trên, đă dần dần nhen nhu’m một mục đi’ch muô’n cùng nhau thực hiện một việc ǵ để phần nào giu’p đỡ những người ke’m may mă‘n hơn trong tinh thần tương thân tương trợ; cụ thể trươ’c mă‘t là gia đ́nh ca’c Thầy Cô c̣n sinh sô’ng trong nươ’c đang gặp nhiều kho’ khăn. Thành quả lu’c đầu tuy c̣n khiêm nhượng nhưng lại là yê’u tô’ chi’nh đưa đê’n nhu cầu cần phải pha’t triển để duy tŕ. Trong một bư’c thư của Ba’c Bùi trọng Chi (đề ngày 6 tha’ng 2 năm 1992) gởi đê’n ca’c Thầy Cô để tường tŕnh về đợt giu’p đỡ đầu tiên co’ đề cập đê’n việc thực hiện một tờ Đặc san dự trù sẽ ra mă‘t vào tha’ng 3 năm 1992.

Đồng thời Ba’c Chi cũng thông ba’o chuyê’n viê’ng thăm vùng Nam Cali của Ba’c Sĩ Cựu Viện trưởng Trương khuê Quan từ Hoà Lan vào tha’ng 6/92. Nhân dịp này, Ba’c Chi co’ đề nghị ca’c gia’o sư hiện đang định cư ở vùng Nam Cali như ca’c thầy: Trần quô’c Gia’m, Nguyễn lộc Thọ, Bùi quô’c Tường cùng nhau tổ chư’c một buổi họp mặt dự trù vào khoảng đầu tha’ng 6. Cùng vơ’i la’ thư là danh sa’ch những Thầy Cô và ca’c cựu học sinh QGNT đă liên lạc được tại hải ngoại là 72 người (ti’nh đê’n thời điểm tha’ng 2/1992).

 

 

 

 

Một vài anh chị Cựu học sinh đă liên lạc và được ca’c thầy cho biê’t những kho’ khăn trong việc thực hiện tờ DS và ngỏ y’ nê’u được ca’c cựu học sinh ti’ch cực cộng ta’c may ra mơ’i hoàn thành được. Sau một vài lần gặp gỡ, go’p y’ vơ’i ca’c Thầy; từ dự định lu’c đầu chỉ là một bản tin đơn giản để Thông ba’o buổi họp mặt đo’n chào Ba’c sĩ Viện trưởng, sau cùng đă đi đê’n quyê’t định tổ chư’c một Đại hội QGNT đầu tiên kể từ sau năm 1975 (tại hải ngoại), đồng thời ra mă‘t một DS/QGNT.

 

Vơ’i lực lượng nhân sự khởi đầu là 5 người, qua những buổi họp mặt hàng tuần được â’n định, mô’i giây liên lạc dần rộng mở. Nhâ’t là sau khi “Đôi gịng chia xẻ” được phổ biê’n trên tuần ba’o Tiểu Thuyê’t tuần san sô’ ra ngày 26 tha’ng 3 năm 1992 tại Nam Cali (chị Nguyễn thị Minh Ngữ, chủ nhiệm, cũng là một cựu học sinh QGNT), và những giu’p sư’c của ca’c tờ ba’o điạ phương như: Người Việt (Nam Cali), Người Việt Tự Do (San Jose, Bă‘c Cali), Người Việt Tây Bă‘c (Seatle, Washing State), Hoa thịnh Ddô’n thời ba’o (Washington DC), tuần ba’o Vui, Thời Ba’o, Hoa T́nh Thương, Phụ Nữ Diễn Đàn.

 

 . . . . . .Tin tư’c được phổ biê’n nhanh cho’ng và lan rộng, sô’ lượng cựu học sinh ngày càng tăng, ca’c buổi họp hàng tuần ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn, vui vẻ hơn và lẽ dĩ nhiên những đo’ng go’p y’ kiê’n về mọi lănh vực ngày càng trở nên thiê’t thực hơn. Điển h́nh là y’ kiê’n gây quỹ qua h́nh thư’c một buổi Dạ Vũ sau ngày DH đă được thực hiện, nhờ thê’ mơ’i co’ đủ khả năng tài cha’nh để Tổ chư’c Đại Hội và thanh thoả những chi phi’ tô’i thiểu, sô’ c̣n dư sẽ xung vào quỹ mà mục đi’ch chi’nh vẫn là chuyển về giu’p đỡ ca’c Thầy Cô và cựu học sinh QGNT tại quê nhà trong tinh thần tương thân tương trợ

 

Chỉ trong ṿng hai tha’ng, chu’ng ta đă co’ một danh sa’ch GD/QGNT tại hải ngoại là 205 người gồm 56 Gia’o sư và 149 cựu học sinh. Sau thời gian ba tha’ng chuẩn bị Vơ’i tâ’t cả nỗ lực và râ’t nhiều những đo’ng go’p từ khă‘p nơi, Đại hội QGNT lần đầu tiên - sau năm 1975 - tại hải ngoại cùng vơ’i việc pha’t hành tập Kỷ Yê’u mang chủ đề:” Trở Về Trường cũ, Vinh Danh Thầy Cô” đă được tổ Chư’c vào ngày 6 tha’ng 6 năm 1992 tại miền Nam tiểu bang Californiạ Sô’ người tham dự đươc. ghi nhận: 23 Thầy Cô và 66 cựu học sinh cùng gia đ́nh và quan kha’ch, nâng tổng sô’ lên 158 người lơ’n và khoảng 50 trẻ Em; về mặt tàI cha’nh sau khi đă trừ tâ’t cả chi phi’ c̣n dư khoảng $1,500 và đă gởi về VN làm ba lần: tha’ng 7, tha’ng 9 và tha’ng 11 năm 1992.

 

 

Thành quả tuy c̣n râ’t khiêm nhượng nhưng đă là những bươ’c đầu râ’t khả quan hư’a hẹn một tương lai pha’t triển lơ’n mạnh của GD/QGNT sau nàỵ


Để kê’t thu’c, xin mượn một đoạn trong thư của Ba’c Trương khuê Quan:
“ . . . . . . . . ca’c Thầy Cô và cựu học sinh Trường QGNT thương mê’n!
Ba’c vừa nhận được “Đôi gịng chia xẻ”, bản pho’ng ảnh của bư’c thư gởI cho quy’ vị Gia’o Sư và toàn thể anh chị em cựu Học Sinh QGNT, trong sự bàng hoàng thi’ch thu’. Bàng hoàng v́ co’ hơi bâ’t ngờ, tuy Ba’c Chi co’ cho hay, nhưng ḿnh tưởng đâu sẽ gặp lại vài anh em Gia’o Sư sang Mỹ định cư lèo tèo trong quận Cam, vơ’i cha’u Ngữ viê’t Tiểu Thuyê’t là cùng. Đọc xong nội dung bư’c thư, lại cảm nhận mư’c độ rộng răi hơn ba’c nghĩ. Ban Tổ Chư’c cô’ gă‘ng mời những ai, Thầy Cô cũng như học viên nam nữ, trong khả năng co’ thể đê’n dự được ngày Đại Hội, mang theo gia đ́nh. Chẳng co’ ai lượng định sô’ người tham dự là bao nhiêu; nhưng đọc xong “Đôi gịng chia xẻ”, chă‘c ai cũng phâ’n khởi hy vo.ng. Cuộc sô’ng nào cũng co’ hy vọng, v́ hy vọng là những sợ tơ dệt ra cuộc sô’ng . . . . . . . . . . . . . . . . .”


Thật vậy, phải chăng “T́nh thương và Hy vọng” là những yê’u tô’ mâ’u chô’t đă h́nh thành ra Viện Gia’o Dục QGNT của 45 năm về trươ’c!!!

 

Phạm Hữu Thừa 72

 

 

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẠI HỘI QGNT 2003


Ý TƯỞNG NHEN NHÚM
Bắt đầu bằng buổi picnic học sinh liên trường ở San Jose năm 2001, hằng năm ở San Jose có buổi picnic vào cuối mùa hè với sự tham gia của hầu hết các trường trung học ở Việt nam trước năm 1975. Trường QGNT năm nào cũng tham gia tuy với con số ít ỏi hơn các trường khác. Năm 2001 đột nhiên con số cựu học sinh QGNT tham dự gia tăng hẳn lên và lại có cả các thày Phan văn Cự và thày Lê Quốc Tấn. Còn nhớ hình như có cả Trần Quảng Nam ca bài Mười Năm Tình Cũ trên sân khấu nữa.
Sau buổi picnic, anh Nguyễn Đức Như QGNT 68 kêu gọi mọi QGNT ở lại ngồi tại bàn picnic và bàn về việc “ phải làm một cái gì “. Anh chị em ngồi lại nói chuyện, thảo luận và rồi cũng không đề ra một điều gì cụ thể. Sau đó khoảng hai tuần, anh Như có mời mọi người lại nhà hàng Phở Bắc cuả anh sau giờ đóng cưả để thảo luận tiếp, lần này có các bạn Trần Quảng Nam, Mai Viết Khánh, Huỳnh Khương Trung, hai chị Nguyệt là Minh Nguyệt và Kim Nguyệt, cùng với anh Như trong tư thế sẵn sàng “ phải làm một cái gì “. Sau một hồi thảo luận anh chị em đều có quyết tâm sẽ thực hiện một Đại Hội QGNT vào năm 2002 và đề ra chương trình hoạt động đầu tiên là tôi sẽ lo phần tìm kiếm các cựu thày cô và học sinh QGNT vùng bắc California bằng cách sẽ đăng những lời nhắn tin trên hai tờ báo Thằng Mõ và Triều Thành ở San Jose, San Francisco và Sacramento. Nhưng chưa thực hiện được điều này thì biến cố 9/11 xảy ra.

Đợi đến năm 2002 thì mọi toan tính về Đại Hội đã chìm vào quên lãng. Lại tới cuối muà hè và picnic học sinh liên trường. Lúc đầu tôi không có dự định đi lần này, picnic bắt đầu lúc 10 giờ sáng thì tới khoảng 12 giờ trưa anh Huỳnh Khương Trung phone lại và kêu tôi tới cho vui, vì quân ta năm nay quá ít. Sẵn tiện có đứa em đang ở nhà chơi, tôi rủ đi luôn cho vui. Lần này tại bàn picnic đặc biệt có anh Phan Nhật Tân, một cựu trưởng ban báo chí trong ban đại diện hồi xưa, anh Tân mới định cư tại San Jose từ năm 1995 và nói là biết về QGNT qua liên lạc với Trần Quảng Nam. Anh Tân tại buổi picnic cũng kêu gọi anh chị em ngồi gần lại cùng bàn và đề nghị cùng tụ họp lại nhân dịp lễ Tạ Ơn và dự định sẽ kính mời các thày cô QGNT đến để các cựu học trò bày tỏ lòng tri ân.

QGNT YAHOO E-MAIL GROUP, PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN HỮU HIỆU
Tới khoảng tháng 10 trong lúc làm việc tại sở, thì nhận được e-mail của Đỗ Ngọc Vinh nói là mới thành lập một Yahoo group cho các bạn QGNT để anh em có chỗ liên lạc thông tin với nhau. Đây là lần đầu tiên nhận được e-mail của Vinh dù đã biết Vinh ở bang Oregon. Nhờ diễn đàn thông tin này mà anh em có thể “ gặp gỡ “ lại nhau sau gần 30 năm xa cách, nhất là với các bạn học chung lớp ngày xưa mà nay ở ngoài tiểu bang California như Phạm Văn Oanh, Đỗ Ngọc Vinh, Ninh Quốc Bảo.v.v... Những ngày đầu trên diễn đàn ôi thôi câu chuyện cứ nổ như bắp rang, anh em tha hồ kể lại chuyện người cũ trường xưa.

Thời gian gần đến ngày lễ Tạ ơn mà trên diễn đàn không thấy ai nhắc về buổi họp mặt ở San Jose như đã dự định. Dần dần tôi có nhắc đến và phản ứng của anh em qua e-mail trao đổi lẫn nhau là thấy ai ai cũng háo hức, hình như Nguyễn Hữu Thừa đã có dự định tổ chức một phái đoàn miền nam Cali lên chơi vào dịp này. Tuy nhiên buổi họp mặt cũng chưa hình thành được vì không biết làm ở đâu và làm ra sao. Thời gian vô định này kéo dài khoảng hai tuần và còn khoảng hơn một tuần nưã là tới ngày lễ Tạ ơn. Trong lúc ngồi với computer, tự nhiên tôi viết một e-mail và gởi cho diễn đàn QGNT là buổi họp mặt Thanksgiving sẽ được tổ chức tại nhà của tôi.

Buổi họp mặt rất là thành công, có tới ba mươi mấy người tới, đặc biệt có Lưu Văn Phúc học chung lớp 12B2, biết ở cùng San Jose mà chưa bao giờ gặp, rồi Vũ Khắc Thông đã gặp nhiều lẩn mà không biết học QGNT. Có vợ chồng anh Ngô Chí Thiềng từ miền nam Cali lên và rất đông các QGNT ở San Jose lần đầu đến dự.

DỰ ĐỊNH VỀ ĐẠI HỘI BẮT ĐẦU RÕ NÉT, BẮC HAY NAM CALI ?
Ý tưởng về đại hội bắt đầu nhen nhúm và được bàn cãi trong những giây phút lắng đọng tại buổi họp mặt. Ý kiến đưa ra là sẽ tổ chức đại hội ở đâu, tại bắc hay nam Cali. Phần đông anh em đều đề nghị là nên để anh em miền nam Cali thực hiện vì nam Cali đã có kinh nghiệm tổ chức và quan trọng hơn là miền nam Cali sẽ hấp dẫn được nhiều QGNT cư ngụ ngoài tiểu bang Cali vì miền nam Cali có nhiều chỗ cho việc đi chơi và đi du lịch hơn. Chỉ có hai ba người là đề nghị làm đại hội ở San Jose, và người cổ võ mạnh nhất là anh Ngô Chí Thiềng. Tuy nhiên cho tới khi buổi tiệc tàn, anh em đi về hết cũng chưa có một quyết định dứt khoát về điạ điểm cuả đại hội nếu được tổ chức.

Thế rồi thời gian qua, Noel rồi Tết Tây...trên diễn đàn Yahoo QGNT anh em vẫn nói về đại hội nhưng chưa ai đề cập đến điạ điểm. Tôi có gởi một e-mail và trình bày nỗi ưu tư của mình. Còn nhớ là Đỗ Ngọc Vinh trong một e-mail có đề nghị chọn nam Cali, và tiếp theo anh Huỳnh Khương Trung có trình bày là kỳ này hãy để San Jose gánh vác, kỳ tới nữa sẽ quay về lại nam Cali. E-mail cuả anh Trung như là một quyết định ngầm sau cùng của anh em vì sau đó không còn thấy ai lên tiếng nữa. Riêng tôi thấy rất ái ngại, ngại là vì mình chưa có chuẩn bị gì hết, ít ra phải tìm được một nhà hàng hay một nơi có thể chứa từ 150 tới 200 người cái đã .

CHUẨN BỊ
Trong thời gian này, một buổi chiều tôi có đi tham dự một seminar tại phòng hội cuả một khách sạn tại San Jose. Chợt có ý nghĩ là nếu được làm đại hội QGNT tại một khách sạn thì quá lý tưởng, bà con ở xa có thể thuê phòng ở ngay trong khách sạn, dùng phòng hội làm đại hội, tiệc tùng thì khách sạn sẽ lo luôn, nếu bà con thích món ăn Việt nam hơn thì mình có thể catering. Tưởng tượng ra cảnh anh chị em QGNT xum họp lại sau mấy chục năm xa cách tay bắt mặt mừng vang dội cả dãy hành lang lobby của khách sạn sao mà hạnh phúc quá, tôi liền tiến lại quầy và hùng dũng hỏi thăm các chi tiết về book khách sạn, thuê mượn phòng hội cho reunion, catering...Hôm sau về nhà tôi có gọi và so sánh giá cả với ba hay bốn khách sạn khác nhau.

Tôi có e-mail các tin tức này trên diễn đàn nhưng phản ứng cuả anh em có vẻ không sốt sắng lắm. Tới cuối tháng giêng cũng trên e-mail tôi có mời anh chị em San Jose, vào chiều chủ nhật, hãy lại quán cà phê Coffee Lovers để họp bàn về đại hội. Trên đường đến tiệm cà phê này, tôi cũng không hy vọng là sẻ có nhiều anh em đến vì hình như không có ai đáp lời mời của mình trên diễn đàn cả. Tới bãi đậu xe thì đã thấy vợ chồng chị Minh Nguyệt đang tìm chỗ đậu xe. Cả ba chọn ngồi uống cà phê ngoài patio của tiệm, sau đó có anh Trung và anh Nguyễn Ngọc Quỳnh đến. Lưu văn Phúc đến sau không gặp vì cả bọn đã di chuyển lên trên lầu vì trời bắt đầu lạnh và Phúc thì không biết quán có lầu. Khi anh Trương Đại Hồ, phu quân cuả chị Nguyệt, biết chúng tôi đang cần tìm nhà hàng cho đại hội thì anh mau mắn dùng phone tay liên lạc với những nhà hàng anh biết và hỏi chi tiết về việc đặt chỗ. Cả hai nhà hàng anh Hồ gọi thì không nhà hàng nào trống tối thứ bảy, một thì chịu cho tối thứ sáu, một thì tối chủ nhật hay trưa chiều thứ bảy với điều kiện phải xong trước 5 giờ chiều. Đặc biệt trong buổi uống cà phê này, hôm đó có Trịnh Hoài Nam, Nguyễn Duy Linh và Phạm Hữu Thưà có gọi lên hỏi thăm về tình hình đã đi đến đâu. Chiều hôm đó anh em nam Cali cũng tụ họp nhau ở nhà anh Vũ Quang Anh ở San Diego thì phải.

 



TÌM ĐƯỢC ĐIẠ ĐIỂM, NGÀY GIỜ
Qua ngày hôm sau về nhà trong cố gắng tìm hỏi thêm một hay hai nhà hàng nữa, thì tôi tìm được số phone cuả nhà hàng Thành Được. May mắn thay nhà hàng này còn trống tối thứ bảy 9̣ tháng 8 và tính giá cũng bằng hay hơn hai nhà hàng kia chút xíu. Có hỏi xem họ còn trống thứ bảy 2 tháng 8 không, muốn ngày này hơn vì là thứ bảy đầu tháng 8 và vì hai bạn Phương và Khoa bên Dallas có nhắc trên diễn đàn là bên Texas, học sinh bắt đầu đi học giữa tháng 8. Tiếc là ngày 2 tháng 8 đã có người đặt. Trước khi chính thức nhận lời, anh em có bàn với nhau là nên thương lượng lại về giá cả. Anh Quỳnh là người có quen biết chút xíu với một trong các chủ nhân cuả nhà hàng nên hăng hái nhận nhiệm vụ. Ngày hôm sau anh Quỳnh cho biết là họ chịu giảm giá bằng cách bớt tính tiền thuế đi. Và sau khi dọ ý với Minh Nguyệt, tất cả anh em đều OK Thành Được.

Chuyện kế tiếp là chuyện đặt tiền cọc cho nhà hàng. Giữa tháng hai, trong tuần lễ Presidents’Day, tôi đã dự định là sẽ đi vacation một tuần. Lo ngại là nếu mình không đặt tiền cọc, không biết là nhà hàng có giữ chỗ cho mình không, nên trước ngày đi vacation tôi lại nhà hàng Thành Được ăn trưa và đặt check deposit cho nhà hàng. Hôm đó tại nhà hàng có thấy nghệ sĩ Thành Được đang sửa soạn sân khấu cho một show văn nghệ nào đó.

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC
Khi về nhà với sự hứng khởi, tôi liền lên diễn đàn và gởi e-mail chính thức thông báo ngày giờ và địa điểm cuả Đại Hội Quốc Gia Nghĩa Tử năm 2003 sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy, mùng 9 tháng 8 tại nhà hàng Thành Được.

Thời gian và điạ điểm cho đại hội đã lo xong, bây giờ có thể bắt tay vào việc soạn thảo chương trình. Trịnh Hoài Nam có ý kiến là kêu gọi anh em ghi tên đóng tiền trước và làm sẵn một bản Excel spreadsheet để ghi tên anh em. Trên diễn đàn phiá dưới mỗi trang e-mail có ghi tên và địa chỉ cuả chị Minh Nguyệt để anh chị em ghi tên và gởi check về. Anh em có đề ra hạn chót ghi danh và đóng tiền trên diễn đàn là ngày 15 tháng 4 cho dễ nhớ. Đợi đến cả một hai tuần sau mới có người đầu tiên ghi danh là anh Nguyễn Ngọc Quỳnh.

BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Cũng trong weekend đó anh em San Jose quyết định gặp nhau tại nhà anh Quỳnh để bàn về chương trình cho đại hội và anh Quỳnh có nhã ý là cho sử dụng nhà của anh để làm tổng hành dinh cho ban tổ chức đại hội. Tại nhà anh Quỳnh hôm đó có những anh em Trần Quảng Nam, Khánh, Thông, Lưu Văn Phúc, anh Quỳnh, anh Trung, chị Minh Nguyệt. Sau khi được anh Quỳnh hướng dẫn thưởng lãm khu vườn có hơn 100 cây hoa quỳnh và 50 loại hoa lan, cũng như được thưởng thức nhâm nhi những ly trà ngon anh em bắt đầu đi vô chi tiết của chương trình. Đầu tiên anh em sốt sắng đóng tiền tham dự đại hội cho mình và gia đình, sau đó theo đề nghị cuả anh Trung mỗi người đóng thêm 100 vào quỹ đại hội cho quỹ có vẻ có tiền chút xíu. Không hiểu sao hôm đó anh em nào cũng có checkbook trong túi. Tới chiều tối sau khi chị Nguyệt về thì gọi được vợ chồng thày Lê Quốc Tấn đến chơi và cũng thật tình cờ, anh Quỳnh mang máy hình ra hứng chí chụp vài bức hình làm kỷ niệm. Một trong những tấm hình này được cho lên trang web site phần Committee.

Tuần sau đó là việc chính thức gởi thiệp mời cho các thày cô. Trong tay có mỗi một danh sách điạ chỉ giáo sư QGNT mà anh Ngô Chí Thiềng soạn thời gian đại hội kỳ 1, năm 1992. Tôi gởi e-mail lên diễn đàn và hỏi anh chị em có biết tin tức của bất kỳ thày cô nào. Có nhiều e-mail trả lời và phần nhiều chỉ cho số điện thoại, có chị Nguyễn Thị Cẩm Hồng cho danh sách 4 vị giáo sư trong đó có cô Phạm Thị Lộc. Và sau đó cô Phạm thị Lộc cũng cho tôi rất nhiều địa chỉ cùng hình ảnh cuả các thày cô khác. Anh Quỳnh cũng là người cung cấp hầu hết tin tức thày cô vùng bắc Cali và sốt sắng điện thoại cho từng vị một.

Ngày đầu tiên tôi gởi đi 17 phong bì, trong mỗi phong bì ngoài thiệp mời , còn có một bức thơ nhắn với các thày các cô nếu biết được tin tức cuả các thày cô khác cho chúng em xin để chúng em gởi thiệp mời. Lời phúc đáp đầu tiên nhận được là của thày Trương Thế Khôi, trong e–mail gởi cho, thày viết rất là cảm động và hứa sẽ lục lại tìm kiếm địa chỉ cuả các thày cô khác. Thày nhận lời tham dự đại hội đầu tiên là thày Huỳnh Văn Ân ở Seattle. Tự nhiên một buổi tối tình cờ tôi thấy số điện thoại cuả thày, và gọi ngay cho thày, không có thày ở nhà, nhưng có con gái thày bắt phone. Sau một màn giới thiệu, tôi hỏi xem là thày Ân có nhận được thiệp mời đại hội QGNT chưa, cô con gái trả lời là ba con đã nhận và ba con chắc chắn sẽ đi dự, và đang lo book vé máy bay.

Như là vết dầu loang, càng ngày càng có nhiều tin tức cuả các thày cô khác và của cựu học sinh, tổng cộng tôi đã gởi khoảng trên dưới 100 thiệp mời. Cho tới cách đây vài ngày, 15/6, Huỳnh Khương Nghĩa còn cho địa chỉ của cô Lê Thị Hoa, một cô giáo môn nữ công gia chánh đang ở bên Úc Đại Lợi.

Đến kỳ họp lần thứ hai tại nhà chị Minh Nguyệt vào khoảng cuối tháng tư thì có hai sự kiện quan trọng cho đại hội đã xảy ra. Anh em thấy nhà chị Nguyệt đàng sau có cái patio thật rộng và đẹp, từ patio này ta có thể nhìn toàn cảnh thành phố San Jose bên dưới. Điều này làm nảy sinh ra ý định tổ chức buổi họp mặt tối thứ sáu 8/8 tại đây thay vì tại nhà Trần Quảng Nam như đã dự liệu. Trần Quảng Nam là người soạn ra chương trình “ ăn chơi ” ba ngày và đã được phổ biến trên diễn đàn. Sự kiện quan trọng thứ hai là tôi chợt nói với anh Huỳnh Khương Trung là chắc kỳ này về nhà em phải thực hiện một web site dành riêng cho đại hội. Ý tưởng về web site cho đại hội mới được nhen nhúm trong đầu mấy ngày qua, tuy nhiên khi nói ra ý định cho một người khác thì chắc chắn là mình phải thực hiện rồi.

Khi nghĩ đến web site, mình biết chỉ bỏ ra chút ít thời gian lúc đầu, nhưng khi thành hình rồi thì sẽ có lợi ích vô cùng. Vì bất cứ ở đâu, nếu có một máy computer và Internet access là người ta có thể vào coi những tin tức mới nhất về đại hội, không phải mất công gọi phone, nhấc phone, thơ qua thơ lại, e-mail cho từng người. Hơn nữa, lúc đó tôi cũng có sẵn một web site do chính mình đăng ký với Yahoo.
 

 


WEB SITE ĐẠI HỘI RA ĐỜI
Sẵn có trong tay chương trình ba ngày đại hội, cùng một số hình ảnh QGNT cũ trước năm 1975, tôi bắt đầu thực hiện cái web site có tên là maikcomputing.com. Sau khi upload lên, tôi có gởi e-mail cho tất cả các bạn trong ban tổ chức coi xem có cần sửa đổi thêm bớt gì không. Ngày hôm sau thì gởi e-mail trên diễn đàn và giới thiệu cái web site chính thức với tất cả anh chị em. Chỉ trong mấy ngày đầu đã có hơn hai trăm lượt người vào thăm trang nhà. Khoảng hai tuần sau thì theoTrịnh Hoài Nam thấy web site đẹp quá nên Nam đã đăng ký tên quocgianghiatu.com và nói tôi upload lên web site này. Mục đích chỉ là cho anh em dễ nhớ cái tên và không phải đánh vần cái tên cũ mỗi lần anh em hỏi thăm. Từ từ số người vào thăm quocgianghiatu vượt qua con số của maikcomputing dù là sinh sau đẻ muộn hơn hai tuần. Tính đến ngày 22 tháng 6, thì đã có hơn 4000 lượt người vào xem cả hai web site này. Cũng phải đề cập thêm ở đây là Phạm Văn Oanh đã giúp soạn cho tờ Thư Mời tham dự đại hội được trang trọng trình bày trên trang nhất của web site.

ĐẶC SAN QGNT 2003
Ngay từ những ngày đầu anh em đều có ý nghĩ là sẽ thực hiện một tờ đặc san QGNT ra mắt trong dịp đại hội theo như truyền thống của hai kỳ đại hội trước. Cho tới thời gian đầu tháng 5, trong khi chương trình đại hội được xúc tiến một cách mạnh mẽ thì tờ đặc san vẫn im hơi lặng tiếng, mặc dầu so sánh với đại hội thì tờ đặc san có nhiều thuận lợi hơn, như anh Lê Hồng Đa đã có hứa là sẽ giúp đỡ cho phần nhà in và Nguyễn Duy Linh thì đã có được 1000 dollars tiền quảng cáo. Cái khó là chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm cho việc thực hiện. Sau những e-mail qua lại trên diễn đàn, Đỗ Ngọc Vinh đề nghị bước đầu thành lập một ban biên tập tạm thời và soạn ra một thông báo chính thức kêu gọi mọi người tích cực tham gia bằng cách hăng hái gởi bài về. Thông báo nhanh chóng được đưa lên trang web site với địa chỉ của Trịnh Hoài Nam cho bà con gởi bài và hạn chót nhận bài là ngày 15 tháng 6. Đồng thời Trịnh Hoài Nam cũng thực hiện một Yahoo Group cho ban biên tập cũng là nơi anh em lưu trữ các bài viết do thày cô và các QGNT gởi về.


QGNT TEXAS
Thời gian này, bên Texas dù đã gởi thiệp mời cho nhiều thày cô vùng Houston, nhưng chưa tìm ra một QGNT nào. Ở Dallas thì biết có Tăng Lý Công, và thày Hoàng Xuân Thiệu có cho số phone của một học sinh QGNT bên Texas và nói chị này rất mong muốn biết về ngày đại hội QGNT. Chưa kịp gọi điện thoại cho chị thì chị đã e-mail cho và cho biết tên là Lưu Phương và ở một thành phố rất xa Houston là thành phố Corpus Christi. Bỗng một hôm Tăng Lý Công cho biết có anh Ninh Vi là QGNT khóa đàn anh mới liên lạc được muốn tham gia diễn đàn QGNT. Trường hợp anh Ninh Vi và Công gặp nhau cũng là sự tình cờ hiếm có. Công và gia đình mới dời chỗ ở từ New Orleans qua Dallas, qua Dallas Công làm việc nhân viên chính ngạch cho Sở Hưu Bổng, một bữa anh Ninh Vi có đến văn phòng này và được sắp đặt gặp Công. Khi nói chuyện với nhau, Công mới biết thân phụ cuả anh Ninh Vi là tử sĩ và anh Ninh Vi cũng là cựu học sinh QGNT. Khi biết là sắp có đại hội bên California anh Ninh Vi đã sốt sắng vận động các tờ báo và đài phát thanh bên Dallas thông tin về đại hội. Cho đến một tuần trước lễ Memorial Day thì Công gọi qua cho biết là đã có mười mấy cựu học sinh QGNT gọi . Cao điểm là weekend của tuần lễ Memorial Day, cuối tuần đó nhân dịp Trần Quảng Nam và Tú Minh qua Dallas hát cho chương trình văn nghệ của hội Quảng Đà, Tăng Lý Công có tổ chức buổi họp mặt tại nhà để họp mặt các QGNT trong vùng và cũng để đón tiếp Trần Quảng Nam. Trước đó có hai hay ba ngày lại nhận được tin Phạm Văn Đức, trưởng ban đại diện học sinh QGNT niên khoá 71-72, cũng ở vùng Dallas. Chỉ trước đó một tuần khi gặp Đèo Văn Bắc mới từ Việt Nam qua, anh em nghe phong phanh là Phạm Văn Đức còn đang làm ruộng ở Long Khánh hay Long Thành gì đó. Phải nói thêm là chị Vũ Thị Thi cũng là người năng nổ trong việc vận động anh chị em bên Texas. Diễn đàn QGNT kể từ khi có chị Thi gia nhập thì đột nhiên tưng bừng vui vẻ hẳn lên, vì trước đó ít có hay hoạ hoằn lắm mới có một vị đàn bà con gái xuất hiện trên diễn đàn. Chị Thi được anh Ninh Vi phong làm Sư Mẫu do sự vui vẻ và nối kết anh chị em Texas ghi tên tham dự đại hội thật đông.

Cuối tuần sau ngày Memorial Day thì anh chị em bên Texas lại có buổi họp mặt khác tại thành phố Austin và lần này thì có sự tham dự cuả thày Nguyễn Văn Thơm và rất nhiều các anh chị em từ Houston lên.

Cũng trong thời gian này thì tại San Jose anh em cũng tìm được thêm nhiều QGNT và có quây quần bên nhau đón tiếp hai người bạn từ Việt nam mới sang là Đèo Văn Bắc va` Nguyễn Thị Kim Khánh.. Hình ảnh của tất cả các buổi tụ họp bên Texas và California được trình bày trên trang web site khiến cho trang web trông có vẻ rất phong phú và khởi sắc.

Thời gian này thì con số thày cô và học sinh QGNT cho biết là sẽ tham dự đại hội đã lên tới gần 175 người, không ngày nào là tôi không vô trang web và cho thêm tên người tham dự. Ngay tại những buổi họp mặt kể trên, điện thoại của anh Huỳnh Khương Trung reo tới tấp với những QGNT khắp nơi gọi đến, đặc biệt của các bạn bên Minosotta, Chicago và Texas... Có nhiều bạn do nghe được trên radio hay nghe anh em bà con cho biết về cái web site. Ai ai cũng cho biết là rất ngạc nhiên và cảm động khi nhìn lại được những hình ảnh cảnh cũ người xưa cũng như đọc được tên những người bạn học cũ.

RADIO TIẾNG NƯỚC TÔI VÀ ĐẠI HỘI
Cho tới khi con số ghi danh tham dự gần được hai trăm thì có một sự việc khác cũng rất hào hứng là anh em lên đài radio Tiếng Nước Tôi để được phỏng vấn về đại hội. Do sự quen biết trước cuả Nguyễn Duy Linh và sự ân cần của Nghiêm Văn Minh bên Paris, đài radio Tiếng Nước Tôi cho QGNT chúng ta một chương trình nói về ngày đại hội trong vòng 45 phút. Khi nhận được tin về ngày lên đài do Linh cung cấp, tôi đã nhờ Đỗ Ngọc Vinh soạn thảo ra chương trình vì biết Vinh rất là nghề trong những vấn đề viết lách như thế này. Tới ngày phỏng vấn thì chị Minh Nguyệt và tôi tới nhà Trần Quảng Nam, có cả Vũ Khắc Thông đến để ủng hộ tinh thần. Cả Thông và Nam cho biết là rất ngại “ lên đài ”; đây cũng là lý do anh em San Jose cứ chần chừ mãi. Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên chị Diễm Hương đài TNT có bỏ sót nhiều câu đã ghi sẵn và thêm vô nhiều câu hỏi không có trong chương trình do Vinh soạn. Phỏng vấn xong Thông rủ anh em lại nhà hàng Vũng Tàu ăn tối như là ăn mừng một công việc đã được hoàn thành, từ nay anh em San Jose khỏi phải lo lắng suy nghĩ nữa.

30 NĂM MỚI CÓ NGÀY NÀY
Cho đến hôm nay, ngày chủ nhật 22 tháng 6 thì tổng kết đã có 210 người ghi danh tham dự đại hội, một con số cao hơn dự tính lúc đầu. Cầu mong cho mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió cho tới ngày 9 tháng 8, ngày đại hội. Hôm nay cũng được nói chuyện điện thoại với cô Dương Chi sau khi anh Sơn từ Houston gọi qua và cho số điện thoại cuả cô. Đây là lần đầu được nói chuyện với cô sau đúng 30 năm, những ngày này năm 1973 là những ngày cuối cùng chúng tôi còn học với cô trong lớp Anh văn lớp 12B2 và là những ngày cuối cùng dưới mái trường thân yêu QGNT.

Mai Viết Khánh
San Jose June 22 2003



 

 

GD/QGNT TỪ 1975 - 2003

QGNT tại San Jose : Những Ngày Đầu

Buổi hội họp đầu tiên:
Bắt đầu khoảng năm 90 hay 91, tôi có đăng cái thông báo trên một tờ báo tiếng Việt ta.i San Jose, kêu gọi anh chị em Quốc Gia Nghĩa Tử tụ họp lại văn phòng của tôi ngay góc đường số 7 và Santa Clara. Nói là văn phòng cũng không đúng lắm, đây là một phòng nhỏ share lại với anh Nguyễn Hữu Lộc, có văn phòng bán vé du lịch ở đàng trước.

Buồi gặp gỡ vào một buổi chiều sau giờ làm việc, có các anh chị em như: anh em anh Huỳnh Khương Trung, Khương Nghĩa, Trần Quảng Nam, anh Nguyễn Ngọc Nhân, một anh khác mà giờ tôi quên tên, đặc biệt có một thầy tên là thầy Quý, thầy nói thầy đang làm cho Sở Xã Hội ở San Jose.

Anh em Nghĩa Trung và Trần Quảng Nam thì tôi có liên lạc thường xuyên từ năm 81, anh Nhân thì nói anh có học chung lớp với Trần Thanh Nhàn, Ngô chí Thiềng, Mai Đức Phú. Anh có cho tôi xem tấm thẻ căn cước quân nhân đại úy nhảy dù mà anh còn giữ được.

Buổi tụ họp này tuy nhỏ có vài người, nhưng đánh dấu một bước mở đầu cho sự tìm kiếm gặp gỡ lại của anh chị em QGNT vùng San Jose sau mười lăm năm rời xa mái trường.

 

 

AHùng - TQNam - LuuNhan - AThuan - HKTrung - MDCông - DHVy

MVKhánh - LệHằng - NQuỳnh. Khoảng năm 1992


Thời gian đó, mọi liên lạc với nhau đều qua điện thoại và từ từ người này tìm thêm được người kia.

Tới năm 1992 thì lần đầu tiên có Đại Hội QGNT ở Nam Cali, tôi không nhớ là nghe tin đại hội từ ai. Tình cờ có giáo sư Phan Văn Cự gọi hỏi tôi có đi đại hội thì cho thầy đi quá giang, thầy nói thầy mới qua Mỹ qua diện HO. Không nhớ là anh chị em QGNT San Jose xuống nam Cali dự đại hội có đông không. Tại đại hội thì gặp anh Nguyễn văn Đạo, trước đó có nghe anh Huỳnh Khương Trung nói về anh Đạo rất nhiều, vì hai người có đi du học Đài Loan chung với nhau. Cũng gặp lại anh Đinh Hữu Vy là cư dân San Jose .

 


Các chị Dinh - Lương - Minh Nguyệt - Mơ - Lệ Hằng . Khoảng năm 93


Về lại San Jose qua anh Đạo, tìm thêm được chị Dinh, qua chị Dinh, ra chị Minh Nguyệt, Lệ Hằng, chị Mơ, chị em chị Đào Thị Lương và Phương cũng mới qua Cali.

Thời gian này anh chị em hay gặp gỡ tại nhà của chị Dinh, của chị Minh Nguyệt hay văn phòng của anh Đạo. Lúc đó anh chị em đã đóng niên liễm 5 đồng một tháng rồi.Tại văn phòng anh Đạo, đã có nhiều buổi trình diễn văn nghệ bỏ túi, cũng như các buổi họp cho chương trình văn nghệ Đêm Xanh, đêm văn nghệ đầu tiên cho công chúng và có bán vé.

Sau đại hội 1992, nhân dịp bác sỹ Trương Khuê Quan ghé San Jose chơi, anh Đạo có tổ chức một buổi tiệc thân mật tại nhà hàng Bo Town ở San Jose, ngoài bác sỹ Quan, còn có nhiều thầy cô vùng San Jose và anh chị em QGNT.

Các thầy cô và anh chị em QGNT tại San Jose năm 1992

Qua tới năm 1993 anh chị em bàn bạc về việc tổ chức chuyến đi chung xuống nam Cali tham dự đại hội lần thứ hai. Trong chuyến đi bằng xe van này có cô Thu Vân dạy nhạc, Trần Quảng Nam, chi. em Lương, Phương....và ai nữa tôi không nhớ.



Buổi văn nghê Đêm Xanh
Sau đại hội lại có chương trình Văn Nghệ Đêm Xanh mà San Jose hứa sẽ tổ chức vào dịp Lể Labor’s Day cũng vào năm 1993.

Đây là dịp để anh chị em QGNT San Jose gặp gỡ và bàn thảo cho chương trình sao cho được thành công, tôi còn nhớ là tại nhà tôi, anh em bàn thảo quá hăng hái, sau hai giờ đồng hồ mà cũng chưa chọn được cái tên cho đêm văn nghệ. Thời gian này, cô Trần thị Thu Vân rất là sốt sắng, ngoài phần phụ trách các màn violin, cô còn chịu trách nhiệm nấu cà ri gà để cung cấp cho khán thính giả, thật ra là bán để gây quỹ, cũng như anh Hoàng, chồng cỏ, làm bartender bán bia rượu.

Đêm văn nghệ này may có địa điểm của nhà chị Minh Nguyệt, nhà chị có khoảng sân đàng sau rộng rãi, có thể chứa được nhiều người. Tôi và anh Huỳnh Khương Trung nhận trách nhiệm kiếm gỗ đóng cái sân khấu lộ thiên, xong đâu đó, Trần quảng Nam và một anh bạn nhạc sỹ là kỹ sư điện lo phần thiết kế đèn điện, cắm dây từ căn phòng sau nhà chị Nguyệt, cái này rất là quan trọng, vì số lượng điện cho các bóng đèn và dụng cụ ban nhạc sẽ rất lớn. Tuy đã chuẩn bị kỹ, nhưng cũng có lúc bị “ trở ngại kỹ thuật “ , đèn đóm tối thui, âm thanh bị mất....

Từ buổi trưa, đã thấy phái đoàn nam Cali kéo lên ủng hộ, có một anh mà tôi vẩn nhớ mặt và biết anh là anh của Nguyễn Hoàng, đồng môn 73. Nhớ là vì anh rất là trầm lặng, ít nói, nhưng khi có nam Cali lên bắc Cali là có anh....


Đêm văn nghệ Đêm Xanh 1993 phải nói là thành công rực rỡ, con số khán giả có đến hơn 250 người. Ban nhạc và ca sỹ phần lớn là cây nhà lá vườn, có MC là Mai Hân, một đàn chị vẫn còn làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh. Đặc biệt có cặp ca nhạc sỹ Trần Lảng Minh và Nga Mi từ vùng DC qua. Cặp nghệ sỹ này đêm hôm đó trình diển nhiều bài nhưng hay nhất là bài Hồ Trường, vừa ngâm thơ vừa hát.

Đêm văn nghệ hay quá, ai cũng muốn kéo dài ra thêm, lần đầu QGNT ra quân mà khán giả ủng hộ nồng nhiệt như vậy. Quá khuya, khán giả về hết, anh em ta còn lưu lại ở cái basement nhà Minh Nguyệt đàn ca văn nghệ một lúc nữa mới tan hàng.

Tiếc quá, không có ai chụp hình trong buồ̉i văn nghệ Đêm Xanh này, chỉ có cặp vợ chồng anh chị nghệ sỹ ở Oakland tôi quên tên nhận quay video. Nhưng sau đó thì không nghe nói tới và cũng không thấy ai hỏi về cuốn video này.

Từ sau buổi văn nghệ Đêm Xanh thì anh chị em QGNT San Jose có khuynh hướng gặp gỡ nhau nhiều hơn, thường là những buổi tụ họp tại nhà một anh chị nào đó.

Anh Hùng - HKTrung - Thầy Nghệ - Chị Thu Tâm - Chị Kim Nguyệt

Đặc San QGNT Mẹ Việt nam 1995
Qua tới năm 1995 thì San Jose nhận nhiệm vụ lo cho tờ đặc san, anh em lại gọi qua gọi lại, đốc thúc bà con viết bài, gởi bài, thơ qua thơ lại. Nên nhớ thời gian 1995 computer và internet chưa thông dụng, nên việc gởi bài, sửa bài rất là khó khăn và chậm chạp.

Chủ đề cho tờ đặc san này là Mẹ Việt Nam, Bắc Cali hoàn thành phần trình bày cho tờ đặc san 95 và giao lại cho nam Cali mang đi in.

Sau khi in xong, anh chị em nam Cali cũng tổ chức một buổi ra mắt tờ đặc san khá long trọng, anh chi. em Bắc Cali cũng kéo xuống tham dự khá đông.



Những Buổi Picnic Liên Trường:
Sau năm 1995 thì các sinh hoạt QGNT tại bắc Cali vơi dần đi, những người đã gặp thì đã gặp rồi, lâu lâu nghe nói có một anh chị QGNT mới nào xuất hiện thì lại hỏi thăm đâu đâu, xin số phone.

Cho tới khoảng năm 2000 thì lúc đó chị Minh Nguyệt đang tham dự các hoạt động liên trường vùng bắc Cali, tổ chức này hàng năm có tổ chức một buổi picnic vào mùa hè, chị rủ anh Trung ráng liên lạc anh chị em QGNT tham gia cho vui bằng cách kêu gọi anh chị em tham dự buổi picnic.

Nhớ là năm 2001, tôi có đi tham dự và nhớ là có tới mười mấy QGNT kể cả thầy Cự và thầy Tấn.

Picnic
Picnic Liên Trường tại San Jose 2001


Sau buổi picnic có anh Nguyễn Đức Như QGNT65 là chủ tiệm phở Bắc đường số một, anh kêu gọi anh chị em ráng ngồi lại thêm chút xíu để bàn về chuyện QGNT, xem xem mình có thể làm được cái gì.
Sau đó mấy ngày thì anh có mời một số anh chị em lại quán của anh để bàn thêm chi tiết làm sao tìm thêm được QGNT và có thể tổ chức được một đại hội ở San Jose.

Chỉ sau đó đôi tuần là biến cố 11 tháng 9 ở New York xảy ra, và câu chuyện đại hội QGNT ở San Jose đành chìm vào quên lãng.
 

  

 

 

QGNT ĐÀ NẴNG

Thày Hiệu trưởng Tôn THất Dương Kỳ mất năm 1976 .

Sau biến cố thang 4 / 1975 , trường Q GNT - DN bị xóa mọi vết tích . Vị trí đó đă được xây dựng mới thành một khu Trung tâm triễn lăm Thương mại Đà nẵng cho đến nay .
- Thày tṛ trường DN lưu lạc muôn phương .
- Năm 1991 : hs K 1 VƠ XUÂN từ Tây Đức về VN đă tổ chức họp mạt bạn bè K 1 tại Saigon . Nhận dịp ấy – cùng với sự lien lạc lại được thày Hoàng Trọng Nồng , cô Trần thị Mai Hoa , cô Nguyễn thị Ái , cô Lê thị Minh Tâm cũng dang sinh sống tại Saigon .Các bạn Q Da nẵng K1 đă h́nh thành hội thày tṛ Q Da nẵng và họp mat mỗi năm 2 lần vào 2 thời điểm 30 / 04 tại Dà nẵng và 20 / 11 tại Saigon .
- Từ năm 1991 đến 2012 trường trung học Q Đà nẵng đă tổ chức họp mặt TATC 21 năm liên tục 2 lần trong năm .
- 30/04 Q Da nẵng và thày cô ở khắp nơi sẽ về Đà nẵng để dự TATC trường Q Đà nẵng .
- . Ngày 20/ 11 Q Đà nẵng từ khắp nơi sẽ về Saigon để dự TATC trường Q Đà nẵng
- Năm 2004 : Thày Hoàng Trọng Nồng đă bắc nhịp cầu thân ái , giao lưu giữa Q Sai gon và Q Da nẵng :
- năm 2004 thày Nguyễn Sơn , thày Nguyễn Xuân Đạo , cô Cao Thủy Tiên học sinh th́ có chị YẾN NHI , Khánh H̉A , KIM SƠN, tham dự ngày TATC của Q Đa nẵng tổ chức tại SG
- Thày Huỳnh Sơn Cương là giáo sư Toán của cả 2 trường Q Da nẵng và Q Kỷ thuật SG .
- ...Năm 2010 nhóm 5 bạn Q 74 saigon : Phi Long , Anh Anh , Lê Phượng , Kim Phương , Kiều Loan cũng được mời tham gia ngày TATC Q Da nẵng v́ một số bạn K 1 Da nẵng cũng là Q 74 Saigon trong niên khóa 1973 – 1974 như Phạm Tấn Dũng , Nguyễn thị Ngăi K1 Q Da nẵng và là hoc sinh 12 A 5 , 12 A 2 của Q 74 SG .
- Thày Hoàng Trong Nồng mất năm 2006 .
- Sau 21 năm tái ngộ trong những lần họp mặt TATC , các Khóa K1 , K2 , K3 , K4 đă tập hợp được khoảng 80 bạn bè . Thường xuyên lien lac nhau bằng số điện thoại được lưu trong các đặc san . Đă thực hiện được 2 dặc san kỷ niệm bạn bè trường xưa :
năm 2010 Dặc san HƯƠNG HOÀI NIỆM .
Năm 2011 : dặc san KHUNG TRỜI DẤU YÊU . Đó là những sang tác của Thày và tṛ đầm ấm và thân thương vô vàn kỷ niệm với bạn bè trường Q xưa ..
27/12/2012.
Anh Anh –Q 74 .

 

Ngày Tri Ân Thầy Cô 2006

Nhà hàng Minh Quân chiều 18 tháng 11

Mới hơn 14 h … bé Quyên đă có mặt (Quyên là con gái Minh Chí Q.75 ở tận Cà Mau … Ở xa quá nên Chí phải nhờ Quyên đến giúp Ban Tổ Chức một tay … cám ơn bạn Chí…)
Các cháu trong Ban Khuyến học  được giao nhiệm vụ bỏ lịch vào bao để Biếu  Thầy Cô … và cũng nằm trong Ban Tiếp Tân đón Thầy Cô của Ba Mẹ  các cháu …
đến 16 h ... mọi người đă tụ họp đông đủ ... ban văn nghệ trang điểm, ban tiếp tân lo cắt đặt ai đứng đâu … sẽ làm ǵ … Những logo đủ màu ... từ trên cao nh́n xuống tưởng tượng như một bầy kiến xuôi ngược ...cụng đầu vào nhau khi gặp mặt …
Thầy Thanh Vân đến sớm nhất…hai má đỏ hồng….người đàlạt mà….Thầy luôn miệng hỏi..Thầy có giúp được ǵ cho các con không…cuối cùng Thầy xuống dưới lầu để đón các Thầy Cô sắp đến….
Hôm nay Ban Tổ chức cũng hân hạnh được đón Thầy Cô Lê Khắc Chấn từ Mỹ về tham dự….
Học tṛ ngày một đông hơn..ồn ào náo nhiệt…t́m nhau..những tiếng chào thân thương hoặc những tiếng “hét” lên v́ bất ngờ gặp lại bạn quen…
…..6.30…tùng…. tùng…. tùng…  ba hồi trống vang lên…đă đến giờ vào lớp..một số bạn nói với nhau..một cảm giác khó tả..khi cùng bạn bè tay trong tay nghe lại tiếng trống trường…
Ban hợp ca  Ḥn Vọng Phu xuất hiện cùng ánh sáng chan ḥa trên sân khấu…âm thanh trầm bồng…đúng như MC vừa nói…nghe Ḥn Vọng Phu lập tức nhớ đến Ban Đại Hợp Xướng và chân dung Thầy Phạm Nghệ…Trường Xưa ..Ngày ấy…bây giờ…..
 Chỉ huy dàn nhạc Phi Long Q74,  vọng phu  Yến Nhi…hai quân sĩ Ngọc Phát..Thái Loan…cùng tiếng hát của các niên khóa tạo cho khai mạc buổi lễ thật trang trọng và ấn tượng…các Thầy Cô cùng khen ngợi như vậy….

…một phút tưởng niệm  Thầy Cô, Cha Me….bạn bè…

Chi Chung Yến Nhi cũng với vóc dáng tṛn tṛn..nhanh nhẹn..đai diện tất cả học sinh lên  đọc bài chúc sức khỏe Thầy Cô, các bạn….
..tiếng rù ŕ….im bặt khi đèn chợt tắt…ban múa Tiếng Xưa của Q.71..mở đầu  cho đêm văn nghệ….có phải v́ những cây nến lung linh đă làm hồng nét mặt của các chị không…?..câu trả lời dí dỏm của một chị trong ban múa khi được hỏi cảm tưởng của chị …. ….khi múa chúng tôi có cái xúc động khi nghĩ ḿnh chỉ mới 14, 15 tuổi  của ngày ấy…nhưng khi về lại nhà sau buổi tập dợt với tứ chi mỏi mệt.phải nhờ các cháu đấm bóp…..mới nhớ lại…
.bây giờ..hơn 30 năm rồi….ngày ấy nay c̣n đâu…
…..cám ơn các bà nội..bà ngoại đă bỏ công  góp sức  tái hiện lại điệu múa ngày xưa….

Cùng hướng về ngày Hội của chúng ta hôm nay c̣n có những ACE ở xa góp mặt …hai MC lần lượt  đọc những câu thơ chúc mừng và thăm hỏi Thầy Cô của anh Thanh Nguyễn Q.72, chị Đỗ thị Mơ Q.72, anh Kiều Công Lư..anh Huỳnh Minh Chánh…

Ban Tổ Chức mời Thầy Nguyễn Khuê lên phát biểu…Thầy khỏe nhiều tuy hăy c̣n gầy lắm…Thầy cảm động khi nhắc đến những kỷ niệm của Thầy ở Trường Xưa….

Tiệc liên hoan được dọn ra vào lúc 19:30… văn nghệ được tiếp tục với…

…tốp ca của Q 75 trong bài T́nh ca…

sau đó là đơn ca Tuổi Thần Tiên …  ngày xưa và bây giờ..cũng vẫn là Phi Long đàn,  Kim Anh hát…

Q.74 góp mặt bằng bài hợp ca  Khúc ca mùa hè

Tiết mục cuối cùng của văn nghệ thi đua là màn múa Ông Ninh Ông Nang  của Q 75 ..màn múa thật vui nhộn và dễ thương…được  ban Giám khảo chấm giải nhất.

Sau phần trao phần thưởng cho các tiết mục văn nghệ
Múa Ông Ninh Ông Nang  giải nhất
Hai giải nh́ đồng hạng được trao cho Múa Tiếng Xưa và Tốp ca  T́nh Ca
Tuổi Thần Tiên (đơn ca), Khúc ca mùa hè (hợp ca) giải khuyến khích

BTC mời ba Mạnh Thường Quân trong nước  lên nhận quà như lời cám ơn tất cả những bạn trong và ngoài nước ..những bạn đă góp bàn tay thân ái giúp Ban tổ Chức hoàn thành tốt ngày Lễ Tri Ân hôm nay.

Chương tŕnh văn nghệ phong phú thêm với tiếng hát của Thầy Xuân Đạo. Cô Minh Tâm (GS Đà Nẵng), Thầy Thanh Vân (GS Kỹ Thuật)
Minh Chí (Cà Mau) đọc thơ do chính ḿnh sáng tác
..nhiều  tiết mục đă phải bỏ lại …bởi không c̣n giờ nữa…
……..
..thời gian ơi..xin ngừng lại…dù cố níu kéo..Ban Tổ Chức vẫn phải ..mời Thầy Cô lên chụp h́nh lưu niệm trước khi chia tay….

Ban Văn nghệ bắt đầu cho bài hát..Cám ơn đêm nay …

Một lời từ đôi môi, vạn lời từ trong tim
Tôi muốn hát khúc hát, hát lên lời cám ơn
..gia đ́nh là nơi đây…bạn bè ngồi quanh đây, ḿnh cùng hát khúc hát, thắp lên một đêm vui
…yêu thương…..tri ân …xin tri ân…
..hăy hát với nỗi khát khao khi nghe tim thổn thức
Hăy hát với những ước ao, mong mai sau gặp lại
…xin cám ơn, xin cám ơn  Thầy Cô
……xin cám ơn..xin cám ơn bạn bè
………xin cám ơn …………xin cám ơn đêm nay

…những đôi mắt long lanh…lời hát mang mang..và hai hàng học sinh đưa Thầy Cô tiến dần ra cửa..

..xin tạm biệt..hẹn găp lại vào tháng 11/2008

                                                                        Lê Khánh Ḥa - Phóng viên Q.71 ghi lại


   

KỶ YẾU TRƯỜNG
QUỐC GIA NGHĨA TỬ (1)

Trần Ư Thu

Kỷ yếu trường lập nên đua nở.
Về Thầy Cô mẫu mực khuôn bờ.
lời vàng thước ngọc mong chờ,
từng câu chọn lọc trên tờ giấy ghi.
Học tṛ thi, hạ chia ly,
đây lưu bút chuyển từ khi phượng hè.

Kỷ niệm về một thời son trẻ.
Người sinh thành lặn lội trăm khe.
Gian truân vất vả nào e,
tay chèo vững lái thuyền bè lướt nhanh.
Học nên danh, được công khanh,
hy sinh của mẹ, ơn sanh đáp đền.

Kỹ xảo nghề hướng tương lai đến.
Mong song toàn đảm lược vang rền .
Công danh toại nguyện hưng nền,
câu mừng chúc tụng nay tên bảng vàng.
Học ngày càng, vẻ vang làng,
thiên đường xuất ngoại, lên đàng mở mang.

Kỷ vật cầm chứng từ là Án.(2)
Đàn con thơ bé bỏng chăm an .
Khăn sô mẹ thắt dài gang,
cô nhi tử sĩ hành trang cột rường.
Học can trường, được kiên cường,
và cờ tổ quốc người sương gió dành.

(1) 1963- 2013 .
(2) Án công nhận cô nhi tử sĩ.

 

NĂM MƯƠI NĂM TRƯỜNG QUỐC GIA NGHĨA TỬ-
MANG T̀NH NGHĨA CHA(*)

Trần Ư Thu

Xuất phát ḷng hậu thế khả sinh.
Năm mươi năm hoài niệm hành tŕnh.
Quốc Gia Nghĩa Tử thành h́nh,
ngôi trường được lập mang t́nh nghĩa cha.
Ơn cao cả nặng ḷng ai xả.
Bỏ mạng v́ non nước chiến sa.
Hai vai trách nhiệm bao la,
cờ vàng phất phới sơn hà thủy chung.

Xung phong trận hải hồ anh dũng.
Thủy chiến ba đào thệ tận trung.
Đi theo tọa độ ṿng cung,
đây bờ cơi giữ hành tung địch lần.
Cờ đoàn dấu hiệu trường giờ vẫn.
Hậu duệ tương lai sẽ dấn thân.
Giang sơn gánh nặng ngàn cân,
ngôi trường nhập học chuông ngân miệt mài.

(*) 1963 - 2013
12/10/2012

 

 

Bài thơ Nghĩa tử ...

Cha tôi ..
người lính Việt Nam Cộng ḥa
sống oai hùng - vẫy vùng tứ phương
B́nh dương - Biên ḥa - Phú quốc - An giang
V́ lư tưởng tự do - chống cộng sản
dấu chân chiến sỉ hiên ngang diệt thù .

Một hôm ... trời nổi sương mù
anh hùng thọ nạn
bất hứa nhân gian kiến bạc đầu ...
ba mươi ba lần ...xuân hạ thu đông
thời gian dừng lại trên bia mộ .
vợ trẻ - con thơ - lệ đổ ... bên đời !

người góa phụ hai mươi bốn tuổi
ba trẻ mồ côi thơ dại .. ( 3 , 5 , 1 tuổi )
dắt díu nhau ... cuộc sống đ́u hiu !

dù trải qua bao nỗi truân chuyên
người vợ trẻ vẫn bền ḷng kiên định
Thờ chồng - nuôi con ...
Cánh c̣ ..một nắng hai sương
cô đơn lặng lẽ nuôi con - thờ chồng

bên băi vắng cố ngăn giọt lệ
ngẩn cao đầu - góa phụ kiên trinh
thời gian chầm chậm trôi đi
con dần khôn lớn ...
Việc ăn - chuyện học - chuyện ở - chuyện chơi
Một tay Mẹ ..gánh gồng chừ ..đuối sức !

May thay ...
năm 1963
Chính phủ Việt nam Cộng Ḥa ..
Với chính nghĩa rạng ngời lư tưởng tự do
Để đền ơn tử sĩ vị quốc vong thân
Quyết tâm xây dựng trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử
Dành cho các con của Tử Sĩ qui tụ về đây
Được Chính phủ nuôi dạy học hành ..chu tất
Xây nhà nội trú ..cho các em ăn ở
Điều kiện ưu tiên .. du học Mỹ quốc - Đài loan ..!

.
Năm 1963 - niên khóa đầu tiên
trường thu nhận hoc sinh vào học
các bà Mẹ góa phụ vui mừng hớn hở
V́ các con từ nay
đă có trường riêng yên ổn học hành .
không c̣n lo chuyện thiếu tiền ..học phí
lại có nơi ăn chốn ở ấm êm
được sống an lành trong ṿng tay của chính phủ .

Các em - con Tử Sĩ
hảnh diện bước vào ngôi trường mới
bên Thầy Cô hết ḷng dạy dổ
cùng bạn bè , một cảnh ngộ Cha hy sinh
học - và sống
trong lư tưởng Quốc Gia oai hùng cao cả .
rèn luyện thân - tâm
trở thành người hửu dụng .
Trai tài gánh vác non sông
Gái tứ đức - tam ṭng vẹn vẽ.

Và từ đó đến nay ...
năm mươi năm
học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử ..
như cánh chim bay khắp bốn phương trời
Vẫn một ḷng hướng về ngôi trường cũ
( dẫu bi chừ ..thương hải biến vi tang điền ! )
Thương tổ quốc ..trong cơn ly lọan
Nhớ trường xưa .. đau đáu nỗi niềm
hoc sinh Quốc Gia Nghĩa Tử
Một ḷng chung tay kỷ niệm năm mươi năm
ngày thành lập Viện Giáo Dục QUỐC GIA NGHĨA TỬ
nơi nuôi dạy con em của Tử Sĩ vị quốc vong thân

Tôi nhớ trường xưa ..nhớ rất nhiều
thầy cô - bè bạn .. bao mến yêu
một thời áo trắng bay trong gió
chỉ học - và mơ ... chẵng lo chi .

Năm mươi năm .. thời gian qua đi
bao nỗi đau thương - quê hương ly lọan
thương dân khổ - thương nước nhà trong cơn nghiêng ngả
thương - thương lắm ..người ơi ..những bạn đồng môn.

ngày 7 tháng 7 năm 2013
ta gặp lại nhau
san jose .. hoa vàng nắng ấm
để nhớ nhiều .. con đường Vơ Tánh - mái trường xưa
nhớ Thầy Cô - bè bạn ...
người mất - người xa
thời gian đi qua .. pha sương mái tóc
c̣n ǵ cho nhau
c̣n ǵ để mất .
nay
chỉ c̣n
kỷ niệm .. của Trường xưa !

nnh

 

 

 

 

 

Nhớ về trường xưa

Để noí vơí nhau về ngôi trường xưa
Biêt' bao trang giâư mới cho vưà
Một thuở - buôỉ đâù xôn xao âư
Một thuở - ngỡ ngàng .. vơí bạn .. vơí ta

Năm Đệ thất - vừa mơí qua mât' mat'
Cha hy sinh - Mẹ vât' vả bôn ba
Ta bở ngở bước vạ trường lớp lạ
Vui - buồn không biêt' - caí ǵ- sẻ traỉ qua .

Bạn mới - xem ra - trường cũng mơí ..
Nhưng quen ngay khi biết ai cũng là
Mất cha - nên mới vào nơi đó
Hai dãy lớp song song - sáng sáng đến trường .

Cac' anh - các chị - cũng như ta
H́nh như ai ai cũng mât' cha
Th́ ra - bốn chử .. Quốc Gia Nghiă Tử
Mình đã hiêủ rố ... nghiă tử quôc' gia .


Rố từ đó - t́nh thân như xiêt' chặt
Anh- chị bạn bè - trường lơp' - Thầy - Cô
Ngôi trường đặc biệt - tình rât' đậm.
Một chử " T̀NH " mà tôi phaỉ viêt' hoa ..

Bảy năm trung hoc. - thời gian âư
Hoc. chữ - hoc. nghề - học cả t́nh thân
Học Nhân Nghiă - học Đaọ Đức ở tấm ḷng
Học đâỳ đủ "Cách Làm Ngướ" đậm nét

Tôi được dạy - không chỉ là tri thức
Mà được dạy cả - tư duy - dạy cách làm ngướ
Thầy Cô dạy - không chỉ bằng lớ nói
Bằng cả t́nh ngướ - bằng cả traí tim

Tư duy đó lớn dần theo năm tháng
Đã biêt' nh́n - biêt' nhận xet' đúng - sai
Biêt' - nên yêu ai - và biêt' phaỉ ghét ai
Biêt' phaỉ sống và sống sao cho đúng !

Ngày ra trường - đâù ngẩng cao mơ ước
Rộn rả tiếng cướ - rộn rả niềm tin
Chưa chia tay - đã hẹn ngaỳ trở laị
Đem sức tài trả nợ núi sông
.............

Ai biêt' đâu - rằng .. cũng từ đây
Đã mãi mãi...xa ngôi trường nầy
Phong trần cat' bụi đà vú lâp'
Dầu nghiă tình xưa vẫn đong đâỳ

Bây giờ trở laị nơi trường xưa
Cảnh cũ không c̣n - ngướ cũ đã xa
Dẫm lên cỏ . .mà nghe ḷng lạnh giá
Nghe tiếng thở dá .. của đât' nhớ .. ta

Dù " thương haỉ " có " biến vi tang điền "
Sao ḷng ta vẫn triền miên tình " hoá cổ "
Vẫn đậm nét ngôi trường xưa - hai dãy lớp
Vẫn không quên - một thuở đậm " T́nh Ngướ "

nnh
 

 

Các Hoạt Động Của Gia Đình Quốc Gia Nghĩa Tử

 

 

 

 

 

QGNT Bắc Cali Tham Dự "Tôi Không Quên Anh"

 

 

 

Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự diễn hành Tết Kỷ Sửu 2009 tại Nam California

 

 

 

 

 

 

  Hội Ngộ Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử  2006 tại Bắc California

 

 

 

QGNT và Chương Trình Vinh Danh Mẹ vào dịp Tết 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

 

 

 

 

QGNT và Chương Trình Khuyến Học 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

 

 

 

 

Đại Hội QGNT Vinh Danh Mẹ 2008 tại Bắc California

 

 

QGNT và Chương Trình Tri Ân Thầy Cô năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012

 

 

QGNT tham gia picnic Liên Trường hàng năm tại Bắc Cali 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012

 

 

Ra mắt Ban Chấp Hành Gia Đình QGNT 2007-2011

 

 

Ra Mắt Ban Đại Diện Gia Đình QGNT Nam Cali

 

Mô Hình Viện Giáo Dục QGNT Saigon