Banner designed by Ninh Quốc Bảo 73
1. Một buổi tối, Ludwing van Beethoven và một người bạn đang đi dạo chơi lòng vòng. Khi hai người đi qua một con phố hẹp và tối tăm, họ bỗng nghe thấy tiếng đàn piano phát ra từ một ngôi nhà nhỏ gần đó.
"Suỵt" Beethoven ra dấu.
"Đây là một trong những bài nhạc đẹp nhất của tôi..."
Rồi đột nhiên họ nghe một giọng nói vang lên: "Tôi không thể tiếp tục đàn được nữa - bài nhạc này quá hay, quá đẹp! Ước gì mà ta có thể được nghe bản nhạc này do một ai đó có thể đàn hay, đàn lão luyện hơn, để làm cho nó xứng đáng là một bài nhạc hay, là bài nhạc tuyệt vời nhất..."
Không nói một lời, Beethoven và người bạn bước vào ngôi nhà. Đó là nhà của một người thợ đóng giày có vẻ nghèo và hai người thấy một cô gái khá trẻ đang ngồi bên cây đàn piano.
"Xin lỗi..." nhà soạn nhạc nói:
"Tôi là một nhạc sĩ, tôi vừa nghe nói là cô muốn nghe ai đó đàn bản nhạc mà cô vừa đàn, phải không? Cô cho phép tôi đàn bài này nhé ?
"Cảm ơn ông rất nhiều," cô gái trả lời, "nhưng cây đàn piano của chúng tôi quá cũ, với lại chúng tôi cũng không có bài nhạc để đàn nữa."
"Không có bản nhạc! Vậy làm sao mà cô có thể đàn, cô đàn thế nào?" Beethoven hỏi.
Cô gái trẻ quay mặt về phía nhạc sỹ bậc thầy. Nhìn cô kỹ hơn, ông thấy cô ta bị mù.
“Tôi đàn theo trí nhớ ạ ...” cô trả lời.
“Thế cô nghe bản nhạc cô vừa đàn ở đâu vậy?
“Tôi từng nghe một người phụ nữ tập đàn gần nhà cũ của chúng tôi. Vào những buổi tối mùa hè, cửa sổ của nhà bà ấy mở, và tôi đã đi đi lại lại bên ngoài để nghe bà ấy đàn...” cô trả lời.
Beethoven ngồi vào đàn piano. Cô gái mù và người anh trai cô lắng nghe một cách say mê tiếng đàn của người nhạc sỹ bậc thầy.
Một lúc sau, người thợ đóng giày đến gần và hỏi, “Xin lỗi, ông là ai?"
Beethoven không trả lời.
Người thợ đóng giày lập lại câu hỏi của mình, và người nhạc sỹ chỉ mỉm cười.
Rồi người nhạc sỹ bắt đầu đàn bản nhạc mà cô gái hồi nãy đã cố gắng đàn. Mọi người đều nín thở để nghe. Khi tiếng đàn dừng lại, họ hét lên, “Chính ông là người thầy! Ông là Beethoven!...”
Ông đứng dậy định từ giã, nhưng họ giữ ông lại. “Hãy đàn cho chúng tôi nghe thêm một bài nữa đi - chỉ một bài nữa thôi...” họ khẩn khoản cầu xin.
Beethoven lại ngồi vào chiếc đàn piano. Lúc đó, từ bên ngoài, ánh trăng sáng chiếu rọi vào căn phòng nhỏ trống trải.
"Tôi sẽ sáng tác một bản sonata về ánh trăng", người nhạc sỹ nói.
Beethoven trầm ngâm nhìn ra khoảng bầu trời trong xanh được chiếu sáng bởi vầng trăng và những vì sao lấp lánh chung quanh.
Rồi những ngón tay ông nhẹ lướt trên những phím đàn piano cũ kỹ... Với giai điệu trầm buồn, ngọt ngào, người nhạc sỹ say sưa thả hồn vào bản nhạc mới của mình.
Cuối cùng, nhạc sỹ đẩy ghế ra và đi về phía cửa, ông nói, "Xin chào, tạm biệt ".
Ông dừng lại và dịu dàng nhìn cô gái mù.
"Vâng, tôi sẽ quay lại và chỉ cho cô một số bài nhạc mới...Tạm biệt! Tôi sẽ sớm quay lại!"
Ra khỏi nhà của người thợ đóng giầy, Beethoven nói với người bạn của mình, "Chúng ta hãy đi nhanh lên để tôi có thể viết lại bản sonata đó trong khi tôi vẫn còn nhớ!"
Đó, Ludwing van Beethoven sáng tác bản "Moonlight Sonata" như thế đó...
|
Moonlight Sonata 7:24
2. Hồi xưa còn đi học, chắc nhiều anh chị em chúng ta đã có dịp nghe bài "Fur Elise".
Thời gian đó dù chưa biết Beethoven là ai, là người nước nào, nhưng khi nghe từ những nốt nhạc đầu tiên với giai điệu nhẹ nhàng, du dương lập đi lập lại trong suốt bài nhạc, Für Elise đã được đám học sinh mới lớn nhận ra ngay lập tức. Và sau này mới biết đây là giai điệu âm nhạc nổi tiếng nhất từ trước đến giờ.
“Für Elise” trong tiếng Đức có nghĩa là “For Elise” trong tiếng Anh. Beethoven có lẽ làm bài nhạc này cho một người thiếu nữ nào đó, có thể nàng ấy có tên là Elise như tựa bài nhạc. Tuy nhiên theo các nhà viết lại cuộc đời của Beethoven, mỗi người mỗi ý, họ cho rằng Beethoven viết tặng bài này cho một nàng khác....
Theo các sử gia này thì Beethoven thuộc loại nghệ sỹ tài danh, có nhiều thiếu nữ ái mộ, vạ̀ ông cũng đáp trả lại các mối tình bằng cách làm nhạc tặng cho các nàng. Tuy nhiên người nhạc sỹ lại không may vì khi quen với cô nào thì cô ấy hoặc đã hứa hôn hay sửa soạn lên xe hoa với các chàng công tử quyền quý khác. Cho nên Beethoven là người độc thân suốt đời.
Một chút về tiểu sử : Beethoven là nhạc sỹ soạn nhạc và đàn piano người Đức, ông sinh năm 1770 tại Bonn, Đức Quốc và mất năm 1827 tại Vienna, nước Áo khi mới 57 tuổi.
Khoảng năm 30 tuổi ông bắt đầu bị điếc cho tới năm 45 tuổi thì điếc hoàn toàn.
Bài Fur Elise là một trong những bản nhạc piano nổi tiếng nhất, Beethoven sáng tác vào năm 1810, nhưng chưa bao giờ được trình diễn và xuất bản cho đến năm 1867, tức là 40 năm sau khi ông qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 1827, người ta mới tìm thấy bài nhạc này.
|
Fur Elise 2:55
3. Bản giao hưởng số 9 cung Rê thứ, là một bản giao hưởng hợp xướng, bản giao hưởng hoàn chỉnh cuối cùng của Ludwig van Beethoven, được sáng tác từ năm 1822 đến năm 1824.
Bản giao hưởng này được trình diễn lần đầu tiên tại Vienna vào ngày 7 tháng 5 năm 1824.
Bản giao hưởng này được nhiều nhà phê bình và nhà nghiên cứu âm nhạc coi là kiệt tác của nhạc cổ điển phương Tây và là một trong những thành tựu tối cao trong lịch sử âm nhạc.
Là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong âm nhạc thực hành phổ biến, nó là một trong những bản giao hưởng được biểu diễn thường xuyên nhất trên thế giới.
Bản giao hưởng số 9 là ví dụ đầu tiên về một nhà soạn nhạc lớn sáng tác phần giọng hát trong một bản giao hưởng. Chương cuối cùng (thứ 4) của bản giao hưởng, thường được gọi là Ode to Joy, có bốn nghệ sĩ độc tấu giọng hát và một điệp khúc ở cung Rê trưởng song song. Văn bản được chuyển thể từ "An die Freude (Ode to Joy)", một bài thơ do Friedrich Schiller sáng tác năm 1785 và được sửa đổi vào năm 1803, với phần văn bản bổ sung do Beethoven viết.
Vào thế kỷ 20, một bản hòa âm nhạc cụ của điệp khúc đã được Hội đồng Châu Âu, và sau đó là Liên minh Châu Âu, thông qua như là Quốc ca Châu Âu.
Năm 2001, bản thảo viết tay gốc của Beethoven về bản nhạc, do Thư viện Nhà nước Berlin lưu giữ, đã được thêm vào danh sách Di sản Thế giới do Liên hợp quốc lập ra, trở thành bản nhạc đầu tiên được chỉ định như vậy.
(From Wikipedia)