Hình ảnh chụp thầy Khuê ngày 03/11/2024 nhân dịp thầy in công trình mới nhất.
Trân trọng giới thiệu sách mới: CHU DỊCH CHÍNH NGHĨA, phiên bản tiếng Việt đầy đủ nhất hiện nay do thầy Nguyễn Khuê dịch và chú giải.
Khi cầm sách trên tay, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “cảm thấy rất ngưỡng mộ sự hiểu biết và công phu của thầy Nguyễn Khuê và đây là 1 trong những quyển sách quý trong tủ sách của tôi.”
Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt, cháu đời thứ 32 của Khổng Tử, chưa có bản Việt dịch.
Trong Chu Dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt bài bác cách dùng huyền học để giải thích kinh Dịch. Ông nghiên cứu kinh Dịch với nhãn quang chính thống của một bậc thạc nho, nên chú trọng thuyết minh đạo lý về nhân sự mà tuyệt nhiên không đề cập việc bói toán. Tác phẩm có giá trị cao về mặt học thuật là lý do tác giả Nguyễn Khuê chọn phiên dịch và chú giải để giúp thêm một tư liệu cần thiết và hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu kinh Dịch mà không đọc được bản chữ Hán.
Bản dịch gồm có phần chính văn, tức kinh văn Chu Dịch, có đủ nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa. Tiếp theo là chú của Vương Bật và Hàn Khang Bá, và sớ do Khổng Dĩnh Đạt soạn. Sau là phần chú giải do Nguyễn Khuê soạn đặt ở cước chú có dẫn thêm chú thích của Trình Di, và bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp.
Thí dụ như chữ ĐỀ Vương Bật chú Đề là “tú” của cây dương; Khổng Dĩnh Đạt sớ: Đề là “tuệ” của cây dương liễu.” James Legge dịch khô dương sinh đề là “a decayed willow producing shoots: cây dương liễu khô héo đâm chồi”. Wilhelm/Bayners các bản Chu dịch tiếng Việt đều dịch “sinh đề” là đâm rễ….
Thiết tưởng muốn nghiên cứu kinh Dịch cho một mục đích nào đó, chẳng hạn tìm hiểu vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc thời cổ đại, sự liên quan giữa Dịch lý và y lý, bói toán,… điều quan trọng trước hết là HIỂU ĐÚNG kinh Dịch. Muốn vậy, phải có một bản dịch và chú giải thật tốt, đáng tin cậy. Dịch giả Nguyễn Khuê hi vọng bản dịch và chú giải này đáp ứng được điều đó.
Sách dày 1.050 trang, khổ 16x24cm.
Những tác phẩm thầy vừa in :
Cháu chân thành cảm ơn các cô chú web Quốc Gia Nghĩa Tử đưa tin về thầy Nguyễn Khuê.
Thầy sinh năm 1935, ngày nhà giáo năm nay khoa Văn sẽ gửi lời chúc mừng sinh nhật thầy 90 tuổi.
Nhân đây xin chuyển đến các cô chú cựu sinh viên từng học thầy Nguyễn Khuê những tác phẩm thầy vừa in trong thời gian gần đây sau dịch Covid.
1/ Tập thơ "Lưng trời còn chút nắng vương."
2/ Tái bản sách Tâm trạng Tương An quận vương, năm 2023.
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024 trong đó có tác phẩm"Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông" (tác giả Nguyễn Khuê), giới thiệu với độc giả đầy đủ hơn một thi tài lỗi lạc gần như bị bỏ quên. Tác giả đã có công sưu tầm nhiều tài liệu quý về tiểu sử cùng thi văn của Tương An.
Người viết xây dựng lại một cách rõ ràng thân thế Tương An, phân tích tinh tế tâm trạng thi nhân, đi tìm những nguyên nhân sâu xa, cắt nghĩa tâm trạng ấy.
3/ Tái bản sách Chân dung Hồ Biểu Chánh năm 2023.
4/ Sách Chu Dịch chính nghĩa, viết mới hoàn toàn trong 2 năm, vừa in vào đầu tháng 11/2024.
(Chân thành cám ơn một cựu sinh viên Hán Nôm học thầy Nguyễn Khuê đã gởi hình thầy Khuê và các thông tin bên trên)
QGNT Bắc Cali đón tiếp thầy Khuê và thầy Phan Văn Cự, hè 2009.
Không ai tắm 2 lần trên cùng 1 dòng sông Câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nếu đem vào trường hợp tôi sắp nói đây về cơ duyên tôi được học với Thầy Nguyễn Khuê thì rất khập khiễng. Nhưng tôi muốn kể lại để các bạn biết câu chuyện tôi đã 2 lần được làm học trò của Thầy Khuê ở 2 mới trường khác nhau.
Năm tôi học lớp đệ lục ( lớp 7) nk 1965 -1966 tôi được học môn Việt Văn với Thầy Khuê. Thầy luôn mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây sẫm màu, tóc cắt cao và rẽ ngôi chải mựơt. Gương mặt Thầy lúc nào cũng sáng và sạch sẽ muợt ma như vừa thức dậy vào buổi sáng (dù là buổi trưa hay buổi chiều).
Sau năm đệ Lục, tôi không được gặp Thầy nữa vì hình như Thầy đã rời trường QGNT.
Bẵng đi đến năm 1971 sau khi đỗ Tủ Tài 2, tôi và Phạm trần Lân bạn cùng lớp QGNT từ lớp Đệ Thất 1964 ở QGNT sau khi ghi danh học ở ĐH Luật, tà tà ghé sang ĐH Văn Khoa (trên đường Cừơng Để , cạnh đài THVN) làm “ cái đuôi “ cho 2 người đẹp (trong đó 1 cô là hoa khôi Trưng Vương vừa ghi danh bên trường Luật mà 2 thằng tôi vừa làm quen trước đó).
Sang ĐH Văn khoa, thấy 2 cô ghi danh chứng chỉ Việt Hán, 2 đứa tôi cũng Việt Hán luôn (dĩ nhiên)
Giờ học đầu tiên của chứng chỉ Việt Hán, ông thầy bước vào giảng đường LÀ THẦY NGUYỄN KHUÊ.
Hình ảnh Thầy không gì khác so với năm 1965 -1966
Cũng sơ mi trắng ngắn tay, quần sẫm màu, tóc chải mựơt chỉ thêm chiếc cà vạt màu sẫm. Hết 2 giờ học khi Thầy bứơc ra, tôi đến chào Thầy, có thể thầy không nhận ra tôi vì ngày xưa tôi là thằng bé 13 còn bây giờ tôi là 1 thanh niên 19 tuổi. Thấy vậy tôi vội đọc : “Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi “ (tôi đọc 1 hơi bằng tiếng HUẾ) câu này Thầy đã đọc khi dạy chúng tôi năm 1966 ở QGNT.
Thầy Khuê cừời rạng rỡ vì nhận ra 2 thằng học trò QGNT xưa. Thầy trò vui vẻ nói chuyện mừng ngày tái ngộ.
Kể lại chuyện xưa hơn 53 năm chia xẻ với các bạn.
PST Q71
Thơ Mừng bạn - tác giả GS Phạm Nghệ
GS Nguyễn Sơn (dạy Toán)
Đường thẳng song song khó gặp nhau
Bao năm xa cách nỗi niềm đau
Vậy mà vẫn chống theo chiều gió
Có gian nan mới biết vàng thau
GS Lý Công Chuẩn (dạy Anh văn)
Dạy dỗ ba câu oẳn tù tì
Mặc đàn cho suả lữ hành đi
Ai mà biết được đời thế nhỉ
Thế rồi nay đã sờ vân ty
GS Nguyễn Khuê (dạy Việt văn)
Văn chương bốn bồ chữ thánh hiền
Đổi đời sao lắm nỗi đảo điên
Đêm nằm có thấy mình hoá bướm
Mộng như Trang Tử ấy là tiên
(thơ Mừng bạn - tác giả GS Phạm Nghệ)
Có hai GS/QGNT đã tững dạy tại Đại Học Văn Khoa Saigon. - Đó là Thầy Trần Bích Lan và Thầy Nguyễn Khuê. Thầy Nguyễn Khuê là một người tinh thông Hán Văn, rất nghiêm túc trong phong cách và cuộc sống. Tình cờ tôi và Thầy ở chung trại Hàm Tân Z 30D. Tôi lên rừng trước, còn Thầy được chuyển từ trại Hốc Môn về.
Bấy giờ tôi trong toán xây dựng còn Thầy trong đội nông nghiệp trồng khoai sắn và đôi khi có trồng lúa. Trong trại cấm "quan hệ" nghĩa là nói chuyện với nhau từ đội này sang đội khác, nhà này sang nhà khác, và những anh trong các đội cựu sĩ quan rất tôn trọng kỷ luật, có lẽ nghĩ rằng nhờ thế sẽ được sớm tha về!
Đội Trưởng đội của Thầy Khuê là một cựu Đại Úy
Quân Cảnh. Tôi có lần tìm cách nói chuyện với vài anh trong đội này, nhưng họ chỉ trả lời xã giao, có lẽ cũng ngại không biết tôi là thành phần nào. Sau đó tôi chuyển trại khác, không biết Thầy được về từ khi nào. Riêng tôi mãi đến 88 mới trở lại Sai gon, rồi lại bị cuốn vào vòng cơm áo để sinh tồn, ba chìm bảy nổi.
Gần Tết năm 69 Kỷ Dậu, tôi gửi bài Sớ Táo Quân cho báo QGNT biết chắc là sẽ được đăng, không phải vì tôi là TB/HTBC, mà biết vì bài sớ của tôi lạ, làm theo thể phú hạn vận. Thầy Nguyễn Khuê là Cố Vấn cho Ban Báo Chí năm này đã chọn bài như tôi nghĩ. Bài sớ mở đầu như sau:
Trời ơi là Trời, xét dùm chuyện bếp!
Lắm chuyện điên đầu, mệt gần muốn chết!
Nhớ năm qua:
Chức Táo chủ trời ban, Nghiã Tử Đường xét việc.
và kết bằng câu:
Mong cho hưu trí về vuờn, Xin cắt dùm dây oan nghiệt.
(Đúng là cầu được ước thấy)
Trước khi rời Việt Nam, thỉnh thoảng tôi có gặp Thầy Khuê quần áo luôn chỉnh tề trên chiếc Honda Dame màu xanh lá ở khu Tân Định mỗi lúc tôi đi làm về nhà ở Phú Nhuận.
Mấy mươi năm chưa một lần nói chuyện với Thầy. Dù tôi không có duyên học với Thầy nhưng tôi vẫn xem Thầy như một mẫu người tiêu biểu cho nhà Nho ngày xưa: "bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất". Nay biết chuyện của Cô, mới thêm khâm phục cách xử sự với bạn tao khang của Thầy : "Tao Khang chi thê, bất khả hạ đường."
Xin gửi đến Thầy lòng tâm phục khẩu phục của một đứa học trò ngổ ngáo không có duyên may học với Thầy nhưng lúc nào cũng xem Thầy như là một biểu tượng, để mình vươn tới.
Xin nguyện cầu ơn Trên ban cho Thầy sức mạnh trí tuệ để vượt qua những khổ đau thân xác do tuổi tác và bệnh tật gây ra.
Xin nhờ các bạn đồng môn giúp đỡ việc thăm nom an ủi Thầy trong lúc này.
pnt/1970
Bán Tự Vi Sư
Làm như điềm báo trước có ngày mình sẽ đi Taiwan học, nên từ nhỏ tôi đã khoái vẽ chữ Tàụ Tuy một tuần chỉ có một giờ Hán Văn thời trung học đệ nhất cấp nhưng những giờ chữ Nho này tôi thường miệt mài và cảm thấy rất thú vị.
Những điều tôi học được từ thày Hoàng Vinh, đến thày Bàng, rồi cô Dung mà tôi còn nhớ rõ các quy luật viết chữ Tàu, nào là trên trước dưới sau; trái
trước phải sau; nét ngang trước nét sổ sau, v.v....
Học xong trung học, giữa năm 1974 trong thời gian chờ đợi để đi Taiwan học, biết mình phải trau dồi tiếng Trung Hoa càng lẹ thì càng đỡ gặp khó khăn nơi xứ lạ quê người. Tôi tìm mua đủ
thứ sách dạy tiếng tàu để học. Đặc biệt anh bạn học Văn Khoa chỉ mánh. Muốn học viết chữ Tàu mày lên Văn Khoa học ké vào ngồi trong lớp Hán Văn không tốn tiền.
Từ đó tôi biết thày Nguyễn Khuê, rồi nghe bạn bè truyền miệng ngày trước thày đã từng dạy ở QGNT, mà thày thì đông học trò quá nên không hay có thằng học trò ké. Tuy không ghi danh nhưng tôi cũng mua quyển Hán Văn Tân Khóa Bản của Nguyễn Khuê do nhà sách Lửa Thiêng ấn bản và giữ rất kỹ cho đến ngày naỵ
Thưa thày, tiếng Hoa ngày xưa học được nay con đã trả lại Tàu. Nhưng chữ của thày con còn giữ nguyên đây, xin phép thày cho con chép lại đôi dòng để chia xẻ với anh chị em trong gia đình
QGNT
Hồi hươngngẫu thư
Hạ Tri Chương
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao thôi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: “Khách tùng hà xứ lai ?”
Nguyễn Khuê dịch:
Ngẫu nhiên viết khi về làng
Thuở nhỏ ra đi, trở lại già,
Giọng quê chẳng đổi, tóc sương pha.
Trẻ con trông thấy không quen biết,
Cười hỏi: “Khách người ở chốn xa ?”
Lương Châu từ
Vương Hàn
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?
Nguyễn Khuê dịch
Bài hát Lương Châu
Rượu bồ đào, chén dạ quang,
Chưa vơi, trên ngựa tiếng đàn giục đi.
Say nằm bãi cát cười chi,
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về.
Dạ tứ
Lý Bạch
Sáng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Nguyễn Khuê dịch:
Tưởng nghĩ trong đêm
Ánh trăng chiếu trước giường,
Ngỡ mặt đất mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Ba bài trên trích từ Hán Văn Tân Khoá Bản của Nguyễn Khuê)
Mới ngày nào thày còn đứng trên bục giảng bàị Dáng thày hiền hòa. Cung cách phương phi của một cụ đồ nho tân thời. Nay nghe tin thầy lâm bịnh, con nguyện cầu ơn trên cho thày chóng bình phục .
Kính Thày,
Do Ngoc Vinh, qgnt73
Thầy Nguyễn Khuê trong Buổi Hội Ngộ và Tri Ân Thầy Cô.
Các tác phẩm của Thầy Nguyễn Khuê, cựu GS Việt Văn QGNT:
- Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông (1970)
- Nghị luận văn chương (1972)
- Tự học Hán văn (1973, tái bản 1995)
- Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974, tái bản 1998)
- Gia Định qua thơ văn xưa (1987)
- Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987)
- Từ điển Hán - Việt (1991)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (1997)
- Hương Trời Xa Bay (Thơ, 1998)*
- Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (Soạn chung, 1999 và 2000)
- Cõi Trăm Năm (Thơ, 2002)**
- Ba mươi năm cầm bút (2004)
- Sơ lược và ảnh hưởng của Chư tổ Thiền Thái Tông (2005)
- Trăm Năm Là Cuộc Lãng Du (Thơ, 2005)***
*Biết đời như mây bay
Sao mãi nhặt cho đầy
Ra đời hai tay trắng,
Lìa đời trắng hai taỵ
**Mây bay nước chảy hững hờ,
Đá mòn rêu bám bên bờ thời gian.
Trăm năm là cõi hợp tan,
Chuyện đời dâu biển phiếm bàn mà chơi.
***Đời muôn màu muôn vẻ,
Nhiều điều chưa nói ra
Ai người sau tri kỷ,
Xin nói tiếp thay ta.
Tài liệu trên đây do Thầy Nguyễn Văn Xiêm, cựu GS Anh Văn QGNT và ĐHVK Saigon, gữi đến.
Một Chiều Tháng Ba với Thầy Nguyễn Khuê
Tôi học Hán văn với Thầy Nguyễn Khuê khoảng một năm, từ đầu muà Thu 1974 đến giữa Xuân 1975.
Dạo ấy, Viện Đại học Cần thơ đã mở rộng và đang trên đà phát triển. Sĩ số ngày càng đông, sinh viên không những chỉ ở quanh đồng bằng sông Cửu long như trước mà còn đón chào "khách" từ Saigon, Biên hoà; thậm chí cả những tỉnh miền Trung nữa.
Theo nhu cầu, một số giáo sư được mời từ các ĐH Sai gon về giảng dạy, trong đó có Giáo sư Nguyễn Khuê (ĐH Văn Khoa).
Tôi nhớ các Thầy từ Thủ đô xuống được ưu đãi lắm. Có nhà để nghỉ, có xe hơi chở đến trường. Tan giờ học, tài xế đậu xe sát giảng đường đón các Thầỵ
Thầy Nguyễn Khuê rất tận tâm dạy dỗ sinh viên, cách giảng dễ hiểu và gợi nhiều hình tượng để học trò dễ nhớ loại chữ "rồng bay phượng muá " nàỵ
Một chiều tháng Ba năm 1975, trên bục giảng, Thầy trầm ngâm suy nghĩ; lúc thì nhìn ra những cánh đồng đằng sau giảng đường, lúc lại trông
ra đại lộ Nguyễn Viết Thanh phiá trước.
Cuối cùng, Thầy thở dài khẽ nói: "Các em biết không, Ban mê thuột đang bị uy hiếp ... Rồi nào ai biết được những gì kế tiếp."
Hôm đó, lần đầu tiên, Thầy cho nghỉ sớm. Đám sinh viên chúng tôi tụm năm túm ba bàn chuyện thời sự.
Từ buổi chiều hôm đó đến nay đã 31 năm rồị
Tôi vẫn nhớ gương mặt buồn hiu và dáng vẻ lo lắng cuả Thầy khi báo tin về tình hình chiến trường.
Hôm nay, nghe tin Thầy lâm trọng bịnh, tôi chỉ biết cầu nguyện cho Thầy có nhiều nghị lực để vượt qua những đau đớn, thử thách trên giường bệnh.
Tôi cũng gửi nơi đây lòng biết ơn với người Thầy đã chỉ dạy cho tôi từng nét ngang, nét móc, nét sổ, nét mác ... trong những ngày đầu học Hán văn. Năm ấy, tôi có thi môn Hán văn. Nhưng ... có lẽ bài thi cuả tôi không bao giờ được chấm, và sau đó tôi không còn được gặp Thầy.
phamvanduc
Video Quý Thầy Cô Quốc Gia Nghĩa Tử. Tiếng hát Thái Thanh và nhạc phẩm"Bừng Sáng"