-Trang Thơ chữ Hán có phiên âm tiếng Việt và các bài dịch của giáo sư Nguyễn Khánh Do, Nguyễn Khuê và anh Phan Nhật Tân QGNT68

 

述 懷 THUẬT HOÀI

Cảm hoài [Thuật hoài] 感懷【述懷】 • Nỗi lòng [Kể nỗi lòng]

世事悠悠奈老何

Thế sự du du nại lão hà !

無窮天地入酣歌

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

時來屠釣成功易

Thời lai đồ điếu thành công dị,

運去英雄飲恨多

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

致主有懷扶地軸

Trí chúa hữu hoài phù địa trục,

洗兵無路挽天河

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

國讎未報頭先白

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

幾度龍泉戴月磨

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma !

 

Bản dịch của Thầy Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do:

Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,

Đất trời thu lại hát say thôi,

Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,

Đồ điếu nên công lúc gặp thời.

Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,

Rửa binh khôn lối kéo sông trời.

Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,

Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.

 

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Hạ Tri Chương

回鄉偶書其-

少小離家老大迴,

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,

鄉音無改鬢毛摧。

Hương âm vô cải, mấn mao thôi.

兒童相見不相識,

Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

笑問客從何處來。

Tiếu vấn: “Khách tùng hà xứ lai ?”

 

Thầy Nguyễn Khuê dịch:

Ngẫu nhiên viết khi về làng

Thuở nhỏ ra đi, trở lại già,

Giọng quê chẳng đổi, tóc sương pha.

Trẻ con trông thấy không quen biết,

Cười hỏi: “Khách người ở chốn xa ?”

 

Lương Châu từ Kỳ 1

Vương Hàn

涼州詞其一

葡萄美酒夜光杯,

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

欲飲琵琶馬上催.

Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi.

醉臥沙場君莫笑,

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,

古來征戰幾人回?

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?

 

Thầy Nguyễn Khuê dịch:

Bài hát Lương Châu

Rượu bồ đào, chén dạ quang,

Chưa vơi, trên ngựa tiếng đàn giục đi.

Say nằm bãi cát cười chi,

Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về.

 

Tĩnh Dạ tư

Lý Bạch

靜夜思

床前明月光,

Sáng tiền minh nguyệt quang,

疑是地上霜。

Nghi thị địa thượng sương.

舉頭望明月,

Cử đầu vọng minh nguyệt,

低頭思故鄉。

Đê đầu tư cố hương.

 

Thầy Nguyễn Khuê dịch:

Tưởng nghĩ trong đêm

Ánh trăng chiếu trước giường,

Ngỡ mặt đất mờ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

 

(Ba bài trên trích từ Hán Văn Tân Khoá Bản của Nguyễn Khuê)

Các tác phẩm của Thầy Nguyễn Khuê, cựu GS Việt Văn QGNT:

- Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông (1970)

- Nghị luận văn chương (1972)

- Tự học Hán văn (1973, tái bản 1995)

- Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974, tái bản 1998)

- Gia Định qua thơ văn xưa (1987)

- Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987)

- Từ điển Hán - Việt (1991)

- Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (1997)

- Hương Trời Xa Bay (Thơ, 1998)*

- Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (Soạn chung, 1999 và 2000)

- Cõi Trăm Năm (Thơ, 2002)**

- Ba mươi năm cầm bút (2004)

- Sơ lược và ảnh hưởng của Chư tổ Thiền Thái Tông (2005)

- Trăm Năm Là Cuộc Lãng Du (Thơ, 2005)***

*Biết đời như mây bay

Sao mãi nhặt cho đầy

Ra đời hai tay trắng,

Lìa đời trắng hai taỵ

**Mây bay nước chảy hững hờ,

Đá mòn rêu bám bên bờ thời gian.

Trăm năm là cõi hợp tan,

Chuyện đời dâu biển phiếm bàn mà chơi.

***Đời muôn màu muôn vẻ,

Nhiều điều chưa nói ra

Ai người sau tri kỷ,

Xin nói tiếp thay ta.

Tài liệu trên đây do Thầy Nguyễn Văn Xiêm, cựu GS Anh Văn QGNT và ĐHVK Saigon, cung cấp.

 

春望 - Xuân Vọng

國破山河在,

Quốc phá sơn hà tại,

城春草木深。

Thành xuân thảo mộc thâm.

感時花濺淚,

Cảm thì hoa tiễn lệ,

恨別鳥驚心。

Hận biệt điểu kinh tâm.

烽火連三月,

Phong hoả liên tam nguyệt,

家書抵萬金。

Gia thư để vạn kim.

白頭搔更短,

Bạch đầu tao cánh đoản,

渾欲不勝簪。

Hồn dục bất thăng trâm.

 

Anh Phan Nhật Tân dịch

Ngắm Xuân

Núi sông còn, nước mất

Thành xuân cây cỏ xanh

Nhớ mùa hoa nhỏ lệ

Hờn xa chim bỏ cành

Ba tháng trời im gió

Ngàn vàng đổi thư xanh

Tóc bạc càng thưa thớt

Cài trâm giữ chẳng đành

Pnt

 

寄夫

Ký phu

夫戍邊關妾在吳,

Phu thú biên quan, thiếp tại Ngô,

西風吹妾妾憂夫。

Tây phong xuy thiếp, thiếp ưu phu.

一行書信千行淚,

Nhất hàng thư tín, thiên hàng lệ:

寒到君邊衣到無。

“Hàn đáo quân biên, y đáo vô?”


Dịch nghĩa

Chồng đi thú ở nơi biên ải, thiếp ở đất Ngô

Gió may thổi thiếp (lạnh), thiếp lo cho chồng

Mỗi một dòng thư là ngìn dòng nước mắt

“Rét đến bên chàng, áo có đến không?”


Chồng biên ải, thiếp đất Ngô,

Gió Tây thổi thiếp, thiếp lo cho chồng.

Thư một dòng, lệ nghìn dòng,

Bên chàng lạnh đến, áo cùng đến không?

Bản dịch: Thầy Nguyễn Khuê